Kết nối trong ASEAN - Chìa khóa của tiến trình phát triển khu vực
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực thời gian qua tiếp tục chứng kiến các chuyển động, biến động đa chiều, nhanh chóng, phức tạp, khó lường cả về địa chính trị, địa kinh tế, ASEAN bước vào năm 2024 đứng trước cả thách thức và cơ hội đòi hỏi sự nỗ lực chung và đoàn kết của các nước thành viên.
Chính vì vậy, những ưu tiên mà ASEAN đặt ra trong năm nay hướng vào tăng cường kết nối và khả năng phục hồi.
Điều này là phù hợp vì ASEAN đang trong giai đoạn cuối cùng thực hiện Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 2025, được thông qua năm 2016.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sỹ Kao Kim Hourn nhấn mạnh 9 ưu tiên chính trong vai trò Chủ tịch ASEAN của Lào trong năm nay đều là “chìa khóa” cho sự phát triển của khu vực. Trong đó, có 4 nội dung tăng cường kết nối và 5 nội dung tăng cường khả năng phục hồi.
Dự kiến Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN về “Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi” sẽ được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 vào tháng 10/2024.
ASEAN xác định, hợp tác, kết nối về kinh tế sẽ giúp ASEAN tăng cường sức mạnh nội khối, trong đó hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, là những thách thức hiện nay của khu vực.
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu đối với toàn nhân loại và đối với tất cả các quốc gia. ASEAN đã đặt ra rất nhiều nỗ lực và ưu tiên, trong đó có chiến lược châu Á về trung hòa carbon.
ASEAN cam kết phát triển bền vững bằng cách nhấn mạnh các hoạt động xuyên suốt về nền kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon. Kế hoạch thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng Kinh tế (AEC), cũng như Chương trình Công tác tương ứng để hỗ trợ thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để đạt được một tương lai ít carbon cho ASEAN.
Theo Tiến sỹ Kao Kim Hourn, một số dự án đang được các nước triển khai riêng lẻ như biến rác thải thành giải pháp năng lượng ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Một số dự án khác có sự hợp tác giữa các nước ASEAN và đối tác cũng nằm trong nỗ lực đảm bảo ASEAN không chỉ ứng phó mà còn giảm thiểu được những tác động xấu của biến đổi khí hậu. Đó là các tác động từ các hình thái thời tiết cực đoan như bão, lốc, lũ lụt, hạn hán...
Việc xây dựng Chiến lược ASEAN về trung hòa carbon đang được tiến hành nhằm cung cấp một lộ trình toàn diện, có trật tự và có hệ thống. Chiến lược được xây dựng dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các lĩnh vực chung để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của khu vực sang trung hòa carbon và phát triển bền vững.
ASEAN đã thực hiện hơn 50 sáng kiến bao gồm các lĩnh vực đa dạng như công nghệ sinh học, khí tượng, vi điện tử và công nghệ vũ trụ. Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, một số sáng kiến đã được triển khai như thành lập Mạng lưới ASEAN về Sinh học, Thông tin và Kinh tế Xanh; xây dựng Hướng dẫn về Biến đổi Khí hậu; Chuyển giao công nghệ các giải pháp điện tử sẵn sàng từ công nghệ xanh đến doanh nghiệp.
Liên quan vấn đề định hình Chiến lược hợp tác đến năm 2045, từ rất sớm, ASEAN đã chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới thông qua việc định hình chiến lược hợp tác này.
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, khi tiếp tục củng cố quá trình xây dựng Cộng đồng thông qua việc thực hiện đầy đủ Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, ASEAN đã bắt đầu lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo trong tương lai của khu vực.
Nền tảng cho tương lai của ASEAN sau năm 2025 bắt đầu sớm với việc thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 năm 2020.
Nhóm đặc nhiệm cấp cao về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 (HLTF-ACV) đã được thành lập từ năm 2022, với sứ mệnh chung là xây dựng Tầm nhìn ASEAN thể hiện khát vọng của cả các nhà lãnh đạo và người dân ASEAN sau năm 2025.
Kể từ đó, ASEAN đã đạt được một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, bao gồm các yếu tố cốt lõi của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, liên quan đến các thành phần cơ bản của những gì ASEAN mong muốn và các khuyến nghị nhằm tăng cường sức mạnh của ASEAN; nâng cao năng lực thể chế và hiệu quả.
Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, khó lường, để đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN và thúc đẩy phát triển khu vực, ASEAN nhất quán chủ trương đưa quan hệ giữa ASEAN và các đối tác đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh: “ASEAN là đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và vì con người. Vì vậy, chúng tôi luôn tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên và với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển chung với các đối tác bên ngoài nhằm duy trì hòa bình, thúc đẩy thịnh vượng và nâng cao lợi ích cho người dân.”
ASEAN duy trì sự thống nhất trên cơ sở các cam kết chung và trách nhiệm chung vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và toàn cầu, các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.
ASEAN hợp tác thông qua việc thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn, xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác nhằm theo đuổi lợi ích chung trong nhận thức đầy đủ về lợi ích quốc gia của các nước thành viên. Đây là thế mạnh riêng của ASEAN và là yếu tố quan trọng của Phương thức ASEAN.
Lịch sử đã chứng minh rằng các quốc gia và người dân ASEAN có thể chung sống hòa thuận và đoàn kết dù có sự đa dạng. Trong nhiều trường hợp, ASEAN đã có thể quản lý và biến bất lợi thành lợi thế. Các quyết định trong ASEAN được đưa ra dựa trên sự đồng thuận. “Phương thức ASEAN” này nhằm đảm bảo rằng không quốc gia thành viên nào bị bỏ lại phía sau trong việc giải quyết các vấn đề cùng quan tâm hoặc lợi ích chung.
Trên thực tế, người dân ASEAN có nhiều điểm chung hơn là khác biệt. Ngoài lịch sử và đặc điểm địa lý chung, những điểm tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, thuộc tính và tập quán văn hóa, các dân tộc ASEAN còn có lịch sử lâu dài và tiếp tục tương tác thông qua thương mại, tôn giáo và di cư. Trong những lúc cần thiết như thiên tai, các nước láng giềng ASEAN luôn chung tay thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của ASEAN.
Tổng Thư ký Kao Kim Hourn tin tưởng mạnh mẽ rằng với tất cả những yếu tố này, ASEAN sẽ có thể phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của mình và vượt lên trên những thách thức.
Ông nhấn mạnh, có thể từng nước ASEAN có tốc độ khác nhau, chẳng hạn như khi thực hiện các cam kết kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải là tốc độ mà là việc cả 10 nước thành viên ASEAN đều có chung mục tiêu và tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN ổn định, tự cường và thịnh vượng./.
Tin liên quan
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mở rộng Cổng thông tin một cửa quốc gia
09:23 | 16/10/2024 Hải quan
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK