Áp lực mùa thi: Làm sao để giữ sức?
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu năng lượng và tập trung cho việc học tập, các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Ảnh: ST |
Tránh những tác động tiêu cực
Bước vào mùa thi học kỳ, thi chuyển cấp hoặc thi đại học, học sinh, sinh viên thường bị áp lực, dẫn đến mệt mỏi và mất sức, kém tập trung. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của tình trạng mất sức hay đột ngột bị bệnh trong mùa thi là do các thí sinh ôn luyện quá căng thẳng, ăn uống thất thường, không ngủ đủ giấc và không dành thời gian thư giãn. Do đó, các chứng bệnh mà sỹ tử thường mắc phải trong mùa thi là đau dạ dày, viêm họng, mất ngủ, nhức đầu, vọp bẻ (chuột rút), có khi bị kiệt sức.
Bác sỹ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mùa thi, nhiều học sinh ăn uống thất thường và không điều độ sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Một số em mặc dù vẫn ăn đều nhưng lại ăn trong tình trạng căng thẳng nên thường nhai không kỹ và không thư giãn khi ăn, làm dịch vị không tiết ra đầy đủ để tiêu hóa thức ăn cũng dẫn đến đau dạ dày. Do đó, các em càng học căng thẳng thì càng đau và ngược lại, càng đau thì càng căng thẳng tạo nên một vòng luẩn quẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, khi ăn uống không đủ chất kết hợp với thức quá khuya để học sẽ khiến các sỹ tử giảm sức đề kháng. Tình trạng này kéo dài cùng lúc với thời tiết hết sức oi bức khiến việc sử dụng quạt liên tục hoặc máy lạnh mở hết mức nên các em dễ bị viêm họng, viêm mũi, nhức đầu.
Ngoài ra, việc quá tập trung học, ngồi lâu trong trạng thái bất động cũng khiến mỏi mắt, máu lưu thông không tốt đến các cơ nên dễ bị chuột rút, tê mỏi vai và lưng. Đặc biệt, vì lo lắng nhiều thí sinh có tâm lý chán ăn, bữa ăn hoặc ăn không đầy đủ, điều này nguy hiểm vì sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Khi đó, cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cho não và khối cơ nên các em sẽ bị hoa mắt, bủn rủn tay chân. Đầu óc không thể suy nghĩ hoặc tính toán gì được nữa và hậu quả là chẳng thể làm được bài.
Đặc biệt, do lo lắng nên một số phụ huynh đã bồi bổ cho con bằng các loại thuốc bổ não. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng vì nó tác động vào mạch máu, các thụ cảm thể thần kinh, tác động vào nồng độ các chất trung gian thần kinh như các thuốc vinpocetin, galantamin, modafinil. Vì thế, việc dùng các loại thuốc bổ não cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý sử dụng sẽ dẫn tới các hệ lụy cho sức khỏe.
Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, giàu năng lượng và tập trung cho việc học tập, các chuyên gia cho rằng, thí sinh cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn không quá no, hoặc bỏ bữa, hoặc dồn hai bữa làm một. Ngoài những bữa chính, việc bổ sung thêm bữa ăn khuya, ăn giữa buổi khi sỹ tử phải thức học bài là điều rất nên làm.
Bác sỹ Lê Thị Hải khuyến cáo, thí sinh tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là do sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện. Sau ăn 30- 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi cho não thực sự được nghỉ.
Thí sinh nên hạn chế các thức ăn ngọt từ đường tinh (nước ngọt, kẹo, thức uống có đường...). Đặc biệt không nên uống cà phê hay nước chè đặc để tỉnh táo bởi những thức uống này sẽ khiến huyết áp tăng lên, tim đập nhanh làm bạn hồi hộp, căng thẳng sẽ không tốt cho quá trình làm bài thi.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần phải cân đối dinh dưỡng cho thí sinh, trong thực đơn phải phân bố có đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua, rau, củ, quả, hạt các loại. Đặc biệt, tăng cường lượng rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
"Bên cạnh cách ăn uống hợp lý và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trí não, sỹ tử cần phải lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe thật tốt trong kỳ thi. Gần đến ngày thi, các gia đình không nên chuẩn bị cho sỹ tử các thức ăn lạ, khó tiêu hóa, nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc", bác sỹ Hải nêu.
Đặc biệt quan trọng sau chế độ ăn uống là sỹ tử cần chuẩn bị tâm lý thật tốt bước vào kỳ thi. Cô Vũ Thị Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, đây là thời điểm thí sinh cần được gia đình động viên, ủng hộ nhằm giúp các em có tâm lý thật thoải mái, tự tin. Và để tránh dồn dập khối lượng kiến thức “khổng lồ” khi kỳ thi chỉ còn cách ít ngày, thí sinh nên phân chia lượng kiến thức để có kế hoạch ôn tập hợp lý, không nên cố gắng quá sức học ngày, học đêm bởi cơ thể sẽ quá tải.
“Học quên ăn quên ngủ” không phải là cách học đúng đắn để đạt điểm số như kỳ vọng. Ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi, ghi nhớ và phục hồi sau một ngày làm việc dài. Do vậy, thí sinh nên ngủ đủ giấc để giúp giải tỏa căng thẳng và có sức khỏe tốt”, giảng viên này nêu ý kiến.
Tin liên quan
99 thí sinh đỗ Kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 2 năm 2024
09:39 | 30/08/2024 Hải quan
473 thí sinh tham gia cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan kỳ 2/2024
16:54 | 23/07/2024 Hải quan
Hà Nội có 99,8% học sinh tốt nghiệp THPT
16:08 | 19/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
Đột phá cho chuyển đổi số
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics