Áp dụng thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Khó vì vướng quy định chuyên ngành
Hiện nhiều DN khai báo dầu cọ là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT). Ảnh minh họa: ST |
Từ mặt hàng dầu cọ tinh luyện...
Cuối tháng 5, đầu tháng 6/2024, Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện kiểm tra sau thông tại trụ sở Công ty TNHH C.L.F.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, một số mặt hàng như dầu cọ, dầu nành, tinh bột ngô, đường, whey, sữa, mỳ chính... có thể sử dụng vào nhiều mục đích như làm thực phẩm trực tiếp cho người hoặc sử dụng làm nguyên liệu dầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, sản xuất sơn, sản xuất nhựa, thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, nhiều DN khai báo các mặt hàng này là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) với số lượng lớn NK trải dài trên toàn quốc. |
Qua kiểm tra chứng từ, hồ sơ NK thì mặt hàng “Olein dầu cọ tinh luyện” do Công ty TNHH C.L.F đã NK có cùng người bán, tên hàng, xuất xứ, giấy chứng nhận của nhà sản xuất (Certifcate of analysis) thể hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng tương đương nhau, đơn giá trên hóa đơn từng lô như nhau, được vận chuyển chung khoang chứa.
Tuy nhiên, Công ty TNHH C.L.F khai báo hải quan với 2 mục đích sử dụng khác nhau là: (1) sử dụng làm thực phẩm, chịu thuế suất thuế GTGT từ 8-10% tùy từng thời điểm và (2) sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Công ty TNHH C.L.F khai báo mục đích NK hàng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép NK và có chứng nhận chất lượng phù hợp với Quy chuẩn QCVN về thức ăn chăn nuôi.
Mặc dù vậy, Công ty TNHH C.L.F không trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi mà bán lại cho các khách hàng trong nước, trong đó có khách hàng kinh doanh thương mại thuần túy và khách hàng trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Kiểm tra các hóa đơn GTGT khi xuất bán, Cục Hải quan Quảng Ninh nhận thấy, khi xuất bán đều được bán với đơn giá cao hơn đơn giá NK và không có thuế GTGT.
Để đưa ra kết luận, Cục Hải quan Quảng Ninh đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan. Đồng thời, Cục Hải quan Quảng Ninh thắc mắc, đối với trường hợp này thì hàng hóa NK của Công ty TNHH C.L.F có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
Trước đó, qua công tác rà soát, thu thập và phân tích thông tin liên quan đến nghi vấn gian lận thuế GTGT khi NK mặt hàng dầu cọ tinh luyện và dầu Olien tinh luyện dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan Hải Phòng cũng có báo cáo cụ thể.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, qua kết quả kiểm tra hồ sơ của một số DN NK mặt hàng nêu trên từ năm 2019 đến đầu năm 2024 cho thấy, người NK là những DN kinh doanh, thương mại thuần túy, không trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Mặt hàng kinh doanh của các DN đa dạng, gồm: nguyên liệu sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất sơn... nên không có cơ sở xác định mục đích sử dụng cuối cùng của các lô hàng NK là thức ăn chăn nuôi.
Một số trường hợp chứng từ hồ sơ NK có cùng người bán, cùng tên hàng, giấy chứng nhận của nhà sản xuất (Certifcate of analysis) thể hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng tương đương nhau, đơn giá trên hóa đơn bằng nhau... nhưng có DN khai báo dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, không chịu thuế GTGT; có DN khai báo là chất phụ gia thực phẩm, tính thuế GTGT 10%, thậm chí có DN khai báo lô hàng trước vào một trường hợp và lô hàng sau vào một trường hợp còn lại.
Các lô hàng khai báo là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều có thông báo đạt kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Việc các lô hàng xác định đạt chất lượng thức ăn chăn nuôi không có nghĩa là mục đích sử dụng cuối cùng là sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu các lô hàng đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cho người thì cũng luôn đạt chất lượng cho thức ăn chăn nuôi, Cục Hải quan Hải Phòng lưu ý.
Do đó, theo Cục Hải quan Hải Phòng, DN có thể khai báo sai mục đích sử dụng để được hưởng chính sách ưu đãi thuế GTGT.
... khó xác định mục đích thật sự
Trước vướng mắc của các đơn vị hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã có công văn trao đổi với Bộ NN&PTNT về áp dụng chính sách thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi NK.
Theo Tổng cục Hải quan, qua rà soát quy định tại Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế; Nghị định 12/2015/NĐ-CP; Thông tư 26/2015/TT-BTC; Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT có dẫn chiếu các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi đã quy định về việc thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì chính sách thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi được áp dụng theo pháp luật về chăn nuôi hiện hành.
Tổng cục Hải quan cho biết thêm, thực tế, trong quá trình kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế GTGT đối với các mặt hàng khác được khai báo là thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi hoặc khai báo hàng hóa được dùng làm thực phẩm (như mặt hàng dầu cọ, đậu nành tinh luyện...), thuộc danh mục nguyên liệu được phép làm thức ăn chăn nuôi và có chứng nhận chất lượng phù hợp với QCVN về thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng nhận được phản ánh của DN NK dầu cọ, đậu nành tinh luyện để sản xuất, kinh doanh dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu cọ về hiện tượng các DN NK dầu thực vật khai báo là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhưng không trực tiếp sản xuất mà bán lại cho các cơ sở đóng chai hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến thực phẩm, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh.
Để có cơ sở thực hiện đúng quy định tại pháp luật về chăn nuôi, thủy sản trên sở sở đó thống nhất, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ NN&PTNT có ý kiến đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai báo hàng tại khâu NK là thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại pháp luật về thuế GTGT.
Đồng thời, không yêu cầu tổ chức, cá nhân NK sử dụng trực tiếp thức ăn chăn nuôi. Tổ chức, cá nhân có hàng NK thuộc đối tượng này chịu trách nhiệm về việc sử dụng hàng hóa đúng theo khai báo.
Bên cạnh đó, đề nghị Bộ NN&PTNT cung cấp các danh mục, website đã được bộ ban hành, công bố để cơ quan Hải quan có đủ cơ sở tra cứu, xác định hàng hóa theo pháp luật chuyên ngành để áp dụng chính sách thuế GTGT.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân NK hàng hóa nhưng chưa được công bố hoặc chưa được cấp phép theo pháp luật chuyên ngành, Bộ NN&PTNT cần có ý kiến về các điều kiện, chứng từ tổ chức, cá nhân cần nộp tại khâu NK để có cơ sở xác định là thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT tại khâu NK.
Trường hợp cần thiết phải có văn bản xác nhận cho từng trường hợp cụ thể thì Bộ NN&PTNT cung cấp đầu mối cơ quan thuộc bộ có thẩm quyền xác nhận để cơ quan Hải quan, tổ chức, cá nhân thực hiện.
Theo Tổng cục Hải quan, pháp luật về chăn nuôi hiện hành không giải thích về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Theo đó về nguyên tắc áp dụng chính sách thuế, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không phù hợp để được xác định là thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác để áp dụng đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại pháp luật về thuế.
Tin liên quan
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics