3 thách thức cản chân nông sản Việt
Ông đánh giá như thế nào về những thách thức đặt ra cho XK nông sản trong năm 2019 cũng như tương lai xa hơn?
Việt Nam sau quá trình đổi mới, đặc biệt là năm 2018, sản xuất nông sản Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu của gần 100 triệu dân mà còn tạo ra khối lượng sản phẩm XK tới 42 tỷ USD, trong đó có 10 nhóm ngành hàng nông nghiệp có giá trị XK 1 tỷ USD trở lên. Phải khẳng định, đây là một bước tiến rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như chuỗi giá trị ngành hàng nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên năm 2019 và thời gian tới, để hàng nông sản tham gia sâu hơn chuỗi nông sản giá trị toàn cầu là thách thức rất lớn. Có thể nói về ba nhóm thách thức cơ bản:
Thứ nhất, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế; đòi hỏi phải tiếp tục tổ chức lại nền sản xuất dựa trên hộ nhỏ lẻ với 8,6 triệu hộ thành một nền nông nghiệp tập trung hướng đến hàng hóa, có quản trị.
Thứ hai, thách thức, nguy cơ còn đến từ tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam là 1 trong 5 nước tổn thương lớn nhất về biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2015-2018, mỗi năm Việt Nam thiệt hại từ 1-2 tỷ USD từ thiên tai. Chúng ta phải tổ chức nền sản xuất nông nghiệp để thích ứng được với biến đổi khí hậu. Việt Nam phải có những giải pháp tổng thể, lựa chọn đối tượng sản xuất cho đến quy trình, các bước khác với phương châm là biến bất lợi thành lợi thế. Đây mới là lựa chọn khôn ngoan.
Thứ ba, đến từ quá trình hội nhập sâu rộng. Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi GDP bình quân đầu người mới đạt 2.574 USD, so với các nước có tiềm năng rất lớn về kinh tế, về khoa học kỹ thuật và bối cảnh thị trường mở là một sự cạnh tranh khốc liệt.
Kể từ sau năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, các nước có xu hướng chung là tập trung chăm lo, ưu tiên đầu tư cho khu vực nông nghiệp, lấy đây là khu vực để không chỉ đảm bảo sự ổn định an ninh chung mà còn là một hướng ưu tiên số 1. Vì thế, khi Việt Nam muốn tham gia XK chuỗi giá trị toàn cầu phải chịu áp lực cạnh tranh rất quyết liệt. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, chế ngự được 3 nút thắt, tồn tại, bất cập lớn này mới mong hàng nông sản Việt XK tốt hơn, thúc đẩy cho sản xuất phát triển.
Thời gian qua, XK nông sản ghi nhận mức độ tăng trưởng khá khả quan, song thực tế là đến nay, xây dựng thương hiệu cho nông sản XK vẫn là điểm yếu dai dẳng. Bộ trưởng có bình luận gì về điều này?
Muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm đòi hỏi một quá trình. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước đều vậy. Việt Nam từ một nước thiếu ăn trở thành nước đủ ăn và mới sang giai đoạn hàng hóa. Hiện nay, cả Chính phủ, các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN cũng như người dân đều đang rất mong muốn có thể xây dựng thương hiệu, tổ chức hàng hóa, tiến tới từng bước một sẽ có những nông sản thứ hạng đi sâu vào đời sống chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là mong muốn chung, chắc chắn rất gian khó, đòi hỏi quyết tâm phải đồng bộ, nhất là nền kinh tế dựa trên quy mô hộ nhỏ lẻ là chính như hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới như hiện nay, việc thúc đẩy sản xuất, XK nông sản vững bền không chỉ là việc riêng của ngành nông nghiệp. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Đúng là câu chuyện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải là chuyện của riêng của Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương. Đây là sự đòi hỏi tái cơ cấu một ngành hàng kinh tế, đòi hỏi sự vào cuộc chung của cả ba trục.
Trục thứ nhất là khu vực Chính phủ. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh. Đi đôi với các nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế là cải cách hành chính thông thoáng nhất, tiện lợi nhất. Đây là việc của các bộ, ban, ngành.
Trục thứ hai là các DN, hiệp hội, ngành hàng. Trong hội nhập cũng như trong tổ chức hàng hóa hiện nay, nếu không có DN chắc chắn không thể có thành công. DN sẽ là hạt nhân trong chuỗi liên kết. Việt Nam hiện nay tự hào có 10.000 DN trực tiếp sản xuất trong khu vực nông nghiệp, có khoảng 49.000 DN chế biến tham gia ở những phân khúc khác nhau, tạo ra sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Chúng ta phải coi đây là một thành tố rất tốt, trên nền tảng đó kết hợp phát triển nhiều hợp tác xã. Theo chương trình phát triển, từ nay đến năm 2020 sẽ có 50.000 hợp tác xã. Làm sao để 8,6 triệu hộ nông dân liên kết chặt chẽ với 50.000 hợp tác xã với hơn 10.000 DN hiện tại. Như vậy, chúng ta mới hình thành được sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực sản xuất, khu vực chế biến và tổ chức thị trường, tiến tới có thể thành công.
Trục thứ ba là người dân. Người dân không thể đứng đơn lẻ. Một mình không thể hội nhập, không thể sản xuất hàng nông hóa cung ứng cho thị trường đòi hỏi ngày càng cao mà phải tuân thủ bằng sự liên kết của chính mình, phải vào hợp tác xã, phải khởi nghiệp.
Như vậy, 3 trục là trục Chính phủ; DN, doanh nhân và người dân phải cùng đồng hành trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế. Tin tưởng với những nhóm giải pháp đặt ra, Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong cuộc hội nhập tới đây về nông sản.
Bên cạnh XK, nội địa cũng là thị trường đầy tiềm năng của nông sản Việt, đặc biệt khi thương mại quốc tế ngày càng có nhiều biến động khó lường như hiện nay. Theo Bộ trưởng, đây có phải là một hướng đi khả thi, cần đẩy mạnh của nông sản Việt thời gian tới?
Phát triển kinh tế là vì người dân. Đất nước hiện nay tự hào có dân số gần 100 triệu dân nên trước tiên phải chăm lo chính người dân nước mình. XK cũng là một giải pháp để lấy lợi nhuận về phục vụ đời sống nhân dân.
Xu hướng tất cả các nền kinh tế phát triển thì phải lấy nội nhu làm trọng mới bền vững. Xu hướng chung là các biến cố trên thương trường thế giới sẽ xảy ra nhiều hơn, khó đoán định hơn. Trước tiên, phải lấy mục tiêu thị trường nội nhu, thị trường trong nước làm nền tảng, từ đó bứt phá mở rộng chắc chắn ra các thị trường khác. Đây không chỉ là mục tiêu mà đây còn là giải pháp, động lực để có thể xây dựng, phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Năm 2019, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt trên 43 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm nông sản chính đạt 21 tỷ USD; thủy sản đạt 10,5 tỷ USD; lâm nghiệp đạt 10,5 tỷ USD; chăn nuôi đạt 0,8 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng khác. Mục tiêu phát triển thị trường nông sản 2019 sẽ bám sát phương hướng nhiệm vụ của ngành, nhất là các mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm đặc sản địa phương theo mô hình “mỗi xã phường một sản phẩm”. |
Tin liên quan
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics