Xuất khẩu vải thiều thấp thỏm giữa dịch Covid-19
Vài thiều XK sang Nhật Bản đang kỳ vọng sẽ được người tiêu dùng đón nhận với mức giá cao như năm 2020 với mức giá khoảng 500.000 đồng/kg. Ảnh: N.Thanh |
Vải thiều thuận lợi đi Tây, đi Tàu
Một tin vui với XK vải thiều là ngày 23/5 vừa qua, sản phẩm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã chính thức có mặt tại Nhật Bản mà vẫn giữ được màu sắc tươi sáng, chất lượng đảm bảo. Được biết, vùng vải thiều phục vụ XK sang thị trường Nhật Bản được canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP. Kết quả kiểm tra dư lượng hơn 800 chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, sản phẩm vải thiều của Hải Dương không còn tồn dư bất cứ chỉ tiêu nào, có nghĩa là vải sạch từ vỏ, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của đối tác Nhật Bản.
Dự kiến, tổng sản lượng vải toàn quốc năm 2021 đạt khoảng 340.000 tấn, tăng khoảng 30.000 tấn so với năm 2020; trong đó, trà vải sớm ước đạt 90.000 tấn (chiếm khoảng 26,5% tổng sản lượng), vải chính vụ đạt 250.000 tấn (73,5%). Bắc Giang có diện tích vải năm 2021 là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so 2020). Hưng Yên có diện tích vải khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 15.000-16.500 tấn, cao hơn năm 2020 từ 10-20%. Hải Dương hiện có 9.168 ha vải, trong đó vải sớm khoảng 30% diện tích, vải chính vụ 70% diện tích. Dự kiến, sản lượng vải quả 55.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với niên vụ năm 2020. |
Trước đó, các DN như Công ty CP Ameii Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ đã chuẩn bị đủ phương tiện vận tải bảo đảm tiêu chuẩn để vận chuyển XK 100 tấn vải thiều đầu tiên sang Nhật Bản. Bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết: "Năm 2020, lần đầu tiên vải thiều Việt Nam được XK sang Nhật Bản và được đánh giá cao về chất lượng so với các đối thủ khác. Năm nay, chúng tôi hy vọng sản lượng XK vải thiều sang Nhật Bản sẽ tăng so với năm ngoái và vẫn giữ mức giá cao như năm đầu tiên".
Vài ngày trước đó, thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang cho thấy, đã có những lô vải thiều đầu tiên được thông quan qua cửa khẩu Lào Cai và Lạng Sơn để XK sang Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang (thành viên trong “Tổ hỗ trợ” XK vải thiều tại cửa khẩu Lạng Sơn) cho biết, vải thiều hiện được XK ưu tiên qua luồng Xanh đi trước. Sau khi vải thiều thông quan hết mới đến các hàng hoá khác làm thủ tục thông quan. Ban quản lý cửa khẩu cũng chỉ đạo cán bộ làm trước giờ hành chính để phục vụ giải quyết sớm các thủ tục thông quan cho quả vải thiều. Do đó, thời điểm này vải thiều được XK sang Trung Quốc rất thuận lợi.
“Hiện tại chưa có thống kê lượng vải thiều XK sang Trung Quốc của từng địa phương, song theo số liệu chung thì mỗi ngày có khoảng 400 tấn vải thiều Việt Nam được xuất sang thị trường này. Giá vải thiều sớm tại huyện Tân Yên (Bắc Giang) dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg tuỳ loại. Vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP có giá cao hơn”, ông Thọ nói.
Thấp thỏm vì Covid-19
Công ty CP Xuất Nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (tỉnh Bắc Giang) là một trong những đơn vị tham gia đưa vải thiều Bắc Giang XK vào các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ… Ông Đỗ Hoàng Phương, Giám đốc Công ty cho biết, năm nay dự tính sản lượng vải thiều XK sẽ giảm. Hoạt động XK chủ yếu để giữ thị trường truyền thống và kết nối thêm một số thị trường mới với sản lượng nhỏ.
"Do diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, các kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ vải thiều của DN cũng phải thay đổi liên tục. Điều tôi lo lắng nhất hiện nay là tình trạng thiếu lao động thời vụ. Nhiều người e ngại Covid-19 nên không dám tham gia vào các công việc thu hái, xử lý đóng gói tại vùng vải. Tôi mong muốn được chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc thu hút lao động, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh để người dân yên tâm làm việc", ông Phương nhấn mạnh.
Lo lắng tương tự, đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Bến Tre), một trong những DN đăng ký thu mua vải thiều XK đánh giá, tình hình Covid-19 diến biến phức tạp nên tiêu thụ vải thiều năm nay khó khăn. Tuy nhiên, DN này vẫn tự tin sẽ có nhiều khách hàng tìm đến vải thiều Lục Ngạn. Việc được Nhật Bản cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho quả vải thiều Lục Ngạn sẽ là cơ sở để khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, các địa phương đều đang nỗ lực ứng phó tốt với dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho XK cũng như tiêu thụ vải thiều tại thị trường nội địa, đặc biệt tại "thủ phủ" vải thiều lớn nhất cả nước là Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Sở Công Thương phối hợp cùng các địa phương làm việc với phía Trung Quốc để thúc đẩy, tạo điều kiện, kịp thời cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, sang khảo sát, đàm phán thu mua vải thiều tại Bắc Giang trong thời gian sớm nhất; chủ động mời gọi các các chợ đầu mối trong toàn quốc, với các đối tác tiêu thụ lớn như: Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các DN chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ vải thiều.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang còn yêu cầu tập trung cao cho hình thức tiêu thụ, chào bán sản phẩm vải thiều trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online như: Tiki.vn, lazada.vn, sendo.vn, voso.vn...; bán hàng online trên các trang mạng xã hội zalo, facebook, youtube.
Đánh giá tình hình dịch Covid-19 đang đang có chuyển biến nhanh và phức tạp, gây khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản như Bắc Giang, mới đây Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã đề nghị Hiệp hội và cộng đồng DN dịch vụ logistics tích cực phối hợp với các bộ ngành, địa phương, các DN sản xuất và thương mại để có các giải pháp cho việc thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn, thông suốt trong tình hình dịch bệnh; có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa để các DN phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị có thể tăng cường thu mua nông sản cho nông dân các địa phương có dịch, trước tiên là Bắc Giang.
Tin liên quan
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics