Xuất khẩu mật ong: Gắng giữ thị trường Mỹ dù bị kiện chống bán phá giá
![]() | Mỹ điều tra chống bán phá giá, xuất khẩu mật ong lao đao |
![]() | Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam |
![]() | Phát triển chuyên nghiệp để nâng tầm xuất khẩu mật ong |
![]() |
Để tránh các vụ kiện PVTM, bên cạnh giữ vững thị trường Mỹ, XK mật ong Việt Nam cũng cần đa dạng hoá thị trường XK hơn nữa. Ảnh: ST |
Tích cực theo đuổi vụ điều tra
Ngày 11/5/2021, DOC chính thức khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ 5 quốc gia trong đó có Việt Nam.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của mật ong Việt Nam. Trong 30 năm XK mật ong sang Mỹ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam XK gần 50.000 tấn mật ong sang Mỹ. Ngành mật ong đang phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ nên khi xảy ra vụ việc đã dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về XK. Giá mật ong đi xuống, rất nhiều người nuôi ong lo lắng.
Trong vụ khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm mật ong của DOC, biên độ bán phá giá do DOC ước tính với các DN XK Việt Nam trong khoảng 47,56% - 138,23%. Theo quy định của Mỹ, DOC ban hành Kết luận điều tra sơ bộ dự kiến vào ngày 28/9/2021. Tuy nhiên, sau đó DOC đã gia hạn thời gian ban hành Kết luận sơ bộ đến ngày 17/11/2021. |
Theo ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam, DN trong ngành mật ong đều là DN nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, vốn ít, chủ yếu là vốn vay. Nguồn lực hạn chế, khi đối diện với sự điều tra và nghi ngờ của đối tác là khó khăn rất lớn đối với các DN, người nuôi ong. Thời gian qua, Hiệp hội đã kết hợp với các bộ, ngành liên quan thảo luận thống nhất chung là mặc dù nguồn lực kinh tế hạn chế nhưng trong vụ khởi kiện CBPG, các DN phải có luật sư hỗ trợ.
“Hiện nay, có trên 20 DN đã hợp tác với luật sư để tiến hành các điều tra sơ bộ của Mỹ. Ngoài những DN điều tra bắt buộc, có những DN tự nguyện làm đơn giải trình. Hiệp hội cũng thường xuyên tập huấn thông tin cho các DN để hỗ trợ cho người nông dân sản xuất, XK mật ong”, ông Đinh Quyết Tâm nói.
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) thông tin thêm, đây là lần đầu tiên sản phẩm mật ong của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại. Các DN nuôi ong chủ yếu phát triển từ những cơ sở kinh doanh theo mô hình hộ gia đình, trong đó có nhiều DN nhỏ và vừa, chưa được tiếp cận với lĩnh vực phòng vệ thương mại nên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý vụ việc. Do đó, khó tránh khỏi việc ban đầu một số DN cảm thấy hoang mang, lo lắng.
“Trong vụ việc DOC khởi xướng điều tra CBPG mật ong, có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, Việt Nam vẫn bị coi là phi thị trường. Thứ hai, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nên giá cả cũng thấp hơn. Việc thiên nhiên ưu đãi là lợi thế của Việt Nam trong điều kiện thông thường, song lại là lý do cáo buộc nước ngoài đối với Việt Nam. Nếu không có gì thay đổi, cơ quan điều tra của Mỹ dự kiến sẽ ban hành Kết luận sơ bộ vụ việc vào ngày 17/11/2021. Chúng tôi sẽ theo dõi và có sự trao đổi lại với đối tác”, bà Phạm Châu Giang khẳng định.
Giữ vững thị trường Mỹ bằng mọi cách
Ông Tống Xuân Chinh phân tích: Thực tế, mỗi năm XK mật ong của Việt Nam chỉ đạt trị giá khoảng trên dưới 100 triệu USD, khá nhỏ so với tổng trị giá XK nông, lâm, thuỷ sản khoảng 41 tỷ USD. Tuy nhiên, XK mật ong lại có ảnh hưởng lớn tới đời sống, thu nhập của một bộ phận người dân. Sản phẩm ong Việt Nam có lợi thế từ thiên nhiên nhưng điều đó thế giới không biết hoặc nắm không vững. Lợi thế đó là diện tích rừng lớn, trong đó một phần lớn diện tích trồng keo. Mật ong XK đi Mỹ đều là từ nguồn hoa từ mật keo. “Chúng ta phải có đầy đủ tài liệu để chứng minh cho DOC thấy, sản xuất mật ong của Việt Nam khác với các nước khác”, ông Tống Xuân Chinh nhấn mạnh.
Quan điểm của Bộ NN&PTNT là phải chủ động, bình tĩnh để chọn giải pháp tổng thể, phù hợp nhất, trong đó quan trọng nhất là phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ban ngành cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn cho DN, người nông dân thực hiện yêu cầu từ phía Mỹ. Nhìn ở góc độ tích cực, Việt Nam có 1,6 triệu đàn ong với năng suất mật trên 60.000 tấn/năm. 90% số đó XK và phần lớn là XK sang Mỹ. Không dễ dàng gì Mỹ có thể thay thế được nguồn hàng từ Việt Nam.
Xung quanh câu chuyện XK mật ong, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cho rằng, Mỹ là thị trường có giá trị gia tăng cao mà Việt Nam XK lớn nhất. Đây là điều mơ ước của nhiều quốc gia. Nếu mất đi thị trường này sẽ rất thiệt thòi cho ngành nuôi ong, cho các DN. Phải nhìn lại những vấn đề chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, tránh mất đi thị trường lớn như Mỹ.
Ông Tống Xuân Chinh thông tin thêm, về chính sách Cục Chăn nuôi đang trong quá trình đề nghị Chính phủ sửa Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; đề nghị nâng cấp lên thành một Nghị định để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, trong đó có ngành nuôi ong nhằm phù hợp với Chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2045. “Chúng tôi có đề xuất hỗ trợ nâng cấp phòng phân tích, có các chỉ tiêu an toàn mật ong để có cơ sở để đánh giá về chất lượng sản phẩm khi đưa ra XK. Bằng mọi cách giữ vững thị trường Mỹ, dù có xảy ra phòng vệ thương mại cũng cố giữ ổn định lại thị trường này”, ông Chinh nhấn mạnh.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng đề cập tới việc mở rộng thêm các thị trường XK khác; ưu tiên tăng khối lượng XK mật ong sang EU và định hướng XK sang châu Á, đặc biệt là cộng đồng người Hồi giáo. Ngoài ra, cần tăng cường xúc tiến thương mại trong nước, tuyên truyền nhiều hơn để người Việt sử dụng mật ong nhiều hơn nữa.
Tin liên quan

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030
11:00 | 07/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025
