Mỹ điều tra chống bán phá giá, xuất khẩu mật ong lao đao
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá mật ong | |
Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam |
Toàn cảnh toạ đàm |
Phát biểu tại tọa đàm: “Ngành mật ong ứng phó với việc Mỹ điều tra chống bán phá giá” diễn ra sáng nay 2/11/2021, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam xuất khẩu mật ong đi 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2020, xuất khẩu mật ong sang EU đạt trên 3.000 tấn; xuất khẩu sang Anh cũng tăng đáng kể…
Tại thị trường châu Á, Việt Nam hiện đã xuất khẩu mật ong sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, tính bảo hộ của thị trường Hàn Quốc rất cao; còn tại Nhật Bản Việt Nam chỉ đàm phán xuất khẩu được 150 tấn/năm và mỗi năm tăng thêm 5 tấn.
“Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang Indonesia, Malaysia. Đặc biệt, năm nay Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang và Ả Rập Saudi, Oman…”, ông Tâm nói.
Ông Đinh Quyết Tâm phân tích: Về chất lượng, mật ong là chất ngọt tự nhiên hoàn toàn, không có bất kỳ gia công nào của con người và là sản phẩm duy nhất ăn trực tiếp nên yêu cầu rất cao.
Theo quy định của EU và Mỹ, không cho phép dư lượng kháng sinh trong mật ong. Vì vậy, để xuất khẩu được sản phẩm vào 2 thị trường này cần phải qua 4, 5 bước kiểm tra từ trong nước cũng như nước ngoài. Mật ong Việt Nam hoàn toàn chấp nhận được tiêu chuẩn của các thị trường trong nước, quốc tế.
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mật ong Việt Nam. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 30 năm xuất khẩu mật ong sang Mỹ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 50.000 tấn mật ong sang Mỹ.
95% mật ong xuất khẩu của Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Điều đó có thể thấy vị trí quan trọng của thị trường này với mật ong Việt Nam.
Một số ý kiến nhìn nhận, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong từ Brazil, Ấn Độ, Ukraina, Argentina và Việt Nam vào giữa tháng 5/2021 đến nay đã tác động trực tiếp đến xuất khẩu cũng như thị trường sản xuất trong nước.
"Ngành mật ong đang phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, để đến khi xảy ra vụ việc dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về xuất khẩu. Giá mật ong đã xuống và rất nhiều người nuôi ong lo lắng. Hầu hết những doanh nghiệp trong ngành đều có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Người nuôi ong vốn cũng rất nhỏ nên động thái từ Mỹ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của người nuôi ong”, ông Chinh nói.
Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, Mỹ là thị trường có giá trị gia tăng cao mà mật ong Việt Nam xuất khẩu tới 95%. Đây là điều mơ ước của nhiều quốc gia. Nếu mất đi thị trường này sẽ thiệt thòi cho ngành nuôi ong, doanh nghiệp. “Chúng ta phải nhìn lại những vấn đề chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, tránh mất đi thị trường lớn như Mỹ”, ông Thuỷ nói.
Ông Chinh đánh giá, thời gian tới cần đa dạng hóa hóa thị trường, mở rộng xuất khẩu ra nhiều nước khác trên thế giới; tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường như hiện tại. Doanh nghiệp và người dân cũng cần tập trung nhiều hơn nữa về chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng tốc sản xuất về số lượng.
Một số ý kiến cho rằng bên cạnh xuất khẩu nên tập trung vào khai thác thị trường nội địa 100 triệu dân.
“Sản phẩm mật ong có thể làm thực phẩm chế biến bảo vệ sức khỏe cho mọi người và mật ong cũng là sản phẩm làm đẹp cho người phụ nữ. Đó là hai lợi thế mang lại giá trị gia tăng cao cho mật ong. Tuy nhiên, khi quan tâm tới thị trường nội địa, hệ thống bán hàng, phân phối phải được thiết lập”, chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ đánh giá.
Ngày 14/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong từ Brazil, Ấn Độ, Ucraina, Argentina và Việt Nam. Quyết định này được DOC đưa ra sau 20 ngày thụ lý đơn phản ánh từ Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ và Hiệp hội Mật ong Sioux. Theo đó, biên độ bán phá giá do DOC ước tính áp với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mật ong của Việt Nam là 47,56-138,23%. Thời gian điều tra là 12 tháng, có thể gia hạn thêm 6 tháng theo quy định của Mỹ. |
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam
15:37 | 31/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics