Xuất khẩu khởi sắc, doanh nghiệp dệt may vẫn âu lo
![]() |
Các DN phải tính toán lại các khâu sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Ảnh: H.Dịu |
Triển vọng chưa rõ ràng
Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG mới đây đã công bố doanh thu tháng 2/2021 đạt 266 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, doanh thu tháng 1/2021 của công ty cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng tới 24% so với tháng 1/2020, đạt 321 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, TNG đã vượt 14% doanh thu so với cùng kỳ năm trước. TNG cho biết, hiện đang triển khai nhanh đơn hàng để kịp tiến độ đưa đi gia công thêm và thực hiện kế hoạch đàm phán chi tiết các đơn hàng sản xuất quý 3/2021.
Năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt kế hoạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD. Ước tính, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt khoảng 5,8 tỷ USD, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. |
Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 80% về doanh thu và 162% về lợi nhuận trong tháng 1/2021, lần lượt đạt 15,4 triệu USD và gần 1,1 triệu USD.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM, Chủ tịch HĐQT Vitajean cũng cho hay, nhờ tình hình chính trị - xã hội ổn định, các khách hàng Hồng Kông, Myanmar, Đài Loan chuyển sang mua hàng tại Việt Nam khá nhiều. Nhờ đó, lượng đơn hàng của các DN trong Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM tăng trưởng 20-30% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại Vitajean, công ty đã ký hợp đồng đến hết tháng 6/2021.
Tuy nhiên, theo ông Việt, người tiêu dùng tại EU và Mỹ đều đang tiết giảm chi tiêu rất mạnh. Nên dù nhu cầu mua sắm hàng dệt may vẫn có, nhưng mức giá bị kéo giảm khá nhiều, buộc các DN phải tính toán lại các khâu sản xuất để giảm giá thành.
Về vấn đề lao động, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho hay, từ đầu năm đến nay, tình hình lao động tương đối ổn định. Do lo ngại dịch bệnh, người lao động e ngại không chuyển chỗ làm vì sợ mất ổn định. Tuy nhiên, ông Hồng đánh giá, dù các DN đều có đơn hàng, song cũng mới chỉ đáp ứng ở mức độ duy trì sản xuất, còn triển vọng vẫn chưa rõ ràng do dịch bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. “Dệt may Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thế giới, trong khi các thị trường chưa ổn định thì cả ngành khó tăng trưởng tốt được” – ông Hồng chia sẻ.
Các DN kỳ vọng, với tiến độ tiêm vắc xin như hiện nay, dịch bệnh sẽ được kiểm soát từ nửa cuối năm 2021, tạo đà cho kinh tế hồi phục tại các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam. |
Trong bối cảnh đó, những sản phẩm như veston, sơ mi cao cấp sẽ vẫn gặp khó khăn, trong khi các sản phẩm phổ thông như đồ thun, đồ thể thao sẽ có cơ hội cao hơn. May mắn là nhiều DN Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi để thích ứng với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, ông Việt bày tỏ vui mừng khi mới đây, Tổng cục Hải quan đã dỡ bỏ chính sách áp thuế đối với hàng nhập khẩu để đưa đi thuê gia công sản xuất xuất khẩu. Theo ông Việt, điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc tạo sự liên kết chung của ngành, các DN chia sẻ dễ dàng hơn, từ đó việc thực hiện những hợp đồng lớn sẽ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.
Thêm vào đó, mới đây, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập DN và tiền thuê đất trong năm 2021 khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp. “Đây sẽ là những hỗ trợ rất lớn cho DN vượt qua khó khăn và nhanh chóng tăng trưởng trở lại sau thời gian dịch bệnh” – ông Việt chia sẻ.
Xu hướng liên kết tạo chuỗi khép kín
Trong năm 2021, nhiều Hiệp định Thương mại tự do được đánh giá là sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, gồm CPTPP, EVFTA và RCEP. Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ các hiệp định này, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong CPTPP và “từ vải trở đi” trong EVFTA là một rào cản lớn. Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay khiến cho chỉ một số ít DN có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan. Riêng với RCEP, cơ hội có phần dễ dàng hơn khi có Trung Quốc tham gia làm thành viên. Theo đó, các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước thành viên RCEP đều sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Thời gian tới, dự báo xu hướng liên kết thượng nguồn để đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Câu chuyện về việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA đã có kể từ khi các hiệp định này còn đang trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, đa số các nhãn hàng vẫn chỉ định nguyên liệu từ Trung Quốc do nguồn vải đa dạng và giá rẻ. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc gây gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đã tạo động lực buộc các DN phải tìm kiếm nguyên liệu trong nước và cũng có cơ sở để thuyết phục các nhãn hàng sử dụng nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu.
Do sự khác biệt hoàn toàn trong hoạt động sản xuất ở các khâu se sợi, dệt nhuộm và gia công nên việc mở rộng chuỗi giá trị lên thượng nguồn cần phải có vốn đầu tư lớn và nhiều rủi ro. Thay vào đó, các DN may sẽ chọn cách liên kết với các DN sản xuất sợi và vải để tạo chuỗi khép kín. Theo đó, các dự án liên minh sợi – dệt nhuộm – may sẽ được hình thành trong ngành dệt may Việt Nam. Trước đó, trong năm 2020, Công ty CP Sợi Thế Kỷ đã chia sẻ về chiến lược hợp tác với 2 đối tác để thành lập liên minh sợi – dệt – nhuộm – may làm chung ở một khu công nghiệp.
Tin liên quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu
15:46 | 11/07/2025 Hải quan

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?
15:21 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Phân khúc văn phòng cho thuê chất lượng cao chiếm ưu thế

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống tổ chức ngành Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu

Tiếp tục lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn ngành Thuế

Chi cục Hải quan khu vực XX phổ biến 25 văn bản mới cho công chức

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Hải quan khu vực I thu ngân sách đạt 20.240 tỷ đồng

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc

Kế toán, kiểm toán không bị thay thế, mà chuyển mình trong kỷ nguyên số

Viettel Post khẳng định năng lực sáng tạo công nghệ với cú đúp "Vàng" tại Globee Awards 2025

Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong phát triển kinh tế - xã hội

HDBank nhận hai giải thưởng lớn từ Asian Banking & Finance

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Thu thuế GTGT tự động đối với hàng NK qua chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng

Hoá đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Cản trở lớn nhất là kỹ năng công nghệ

Hải quan lưu ý quy định về số định danh cá nhân thay cho mã số thuế cá nhân

Xác định tiền thuê đất trả hàng năm

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội cho sản xuất, lắp ráp ô tô thân thiện với môi trường

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Lạng Sơn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cửa khẩu thông minh

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?

Thêm 4 bến cảng container được xây dựng, Hải Phòng khẳng định tầm vóc cảng biển quốc tế

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Giá trung bình căn hộ chung cư đã "áp sát" mức 80 triệu đồng/m2

Thanh khoản thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX tăng 20%

Giá xăng đảo chiều tăng sau khi giảm mạnh vào tuần trước

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục
