Doanh nghiệp dệt may tăng trưởng nhờ thích ứng nhanh trong đại dịch
Dệt may làm gì để nhanh chóng hồi phục? | |
Ngành bông Mỹ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao chất lượng |
Sản xuất sản phẩm quần jean tại nhà máy của Phong Phú Jean |
Thích ứng nhanh
Nói về những thách thức của DN dệt may trong năm 2020, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, các nước nhập khẩu lớn đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ về tiêu dùng. Những dòng sản phẩm chủ lực của ngành dệt may Việt Nam như veston, sơ mi, đầm nữ, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao... đều giảm sâu khoảng 80%. Điều này khiến cho hàng loạt dây chuyền sản xuất veston, sơ mi cao cấp phải đắp chiếu và thay thế bằng những thiết bị sản xuất đồ thun, đồ thể thao...
Bên cạnh đó, các DN còn đối mặt với thách thức về phương thức thanh toán. Trong thời gian dịch bệnh, những phương thức thanh toán truyền thống trước đây của DN dệt may Việt Nam như thanh toán trả trước, thư tín dụng trả ngay đều bị thay thế bằng phương thức trả chậm 3 tháng, 6 tháng, thậm chí có khách hàng đòi trả chậm tới 9 tháng. “Đây là áp lực cực kỳ lớn. Không những vậy, hiện hàng loạt nhà nhập khẩu của Mỹ bị phá sản, dẫn tới rủi ro DN không thể thu hồi được các khoản trả chậm trước đó” – ông Giang cho biết.
Điều may mắn là có nhiều DN đã nhanh chóng chuyển đổi để bắt kịp nhu cầu thị trường. Trong thông tin công bố mới đây, Công ty May Thành Công cho biết doanh thu tháng 11/2020 đạt 12,6 triệu USD, lợi nhuận sau thuế đạt 1,17 triệu USD, cao hơn 37% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 11 tháng năm 2020, doanh thu đạt 137 triệu USD, đạt 85% kế hoạch cả năm và tương đương 96% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận lũy kế 11 tháng đạt trên 10 triệu USD, vượt 26% kế hoạch cả năm và tăng 15% so với 11 tháng năm 2019.
Trong một báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt, các chuyên gia chỉ ra rằng, khẩu trang vải và đồ bảo hộ y tế đã bù đắp đáng kể cho sự sụt giảm doanh thu của các sản phẩm truyền thống do Covid-19, đặc biệt khi công ty có khả năng tự sản xuất vải kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang.
Một khảo sát mới đây của Vitas cũng đã cho thấy, khi nhận định về mức độ tác động của Covid-19 tại thời điểm tháng 9-10/2020 so với thời điểm đầu năm 2020 và xu hướng trong vòng 6 tháng tới, có trên 11% công ty dệt may cho biết tác động đã giảm và DN đang trên đang hồi phục. Đây chủ yếu là các DN quy mô lớn (trên 1000 lao động) và sản xuất các mặt hàng bán tốt trong dịch như các sản phẩm cơ bản, hàng y tế, hàng thể thao.
Trong khi đó, tại một DN chuyên sản xuất sợi là Công ty CP Sợi thế kỷ, nhu cầu sợi thế giới giảm mạnh đã kéo doanh thu đi xuống trong thời kỳ phong tỏa do dịch bệnh, nhưng đã tăng nhanh trở lại khi các nước khởi động lại nền kinh tế. Đặc biệt sản phẩm sợi tái chế của công ty được đánh giá rất cao về mức độ phù hợp với xu hướng thời trang bền vững hiện nay. Theo đó, thương hiệu thời trang Nike cam kết sử dụng hoàn toàn vật liệu tái chế vào năm 2020. Adidas và H&M cũng cam kết sử dụng hoàn toàn vật liệu tái chế vào năm 2024 và 2030.
Khảo sát thị trường của IBM vào năm 2020 cũng cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 20-32% cho một sản phẩm được sản xuất bền vững. Do đó, việc tăng tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu đã giúp Sợi thế kỷ hạn chế tác động của đại dịch lên lợi nhuận. Theo đó, tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu và lợi nhuận của Sợi thế kỷ được dự báo sẽ đạt lần lượt 40% và 79% trong năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021.
Triển vọng tươi sáng
Với nhiều lợi ích từ các hiệp định CPTPP và EVFTA, cả nhãn hàng và các DN tại Việt Nam đều đang nỗ lực để chủ động nguyên vật liệu và Covid-19 đã tạo thêm một lực đẩy quan trọng để các ngành hàng tăng nhanh hơn nỗ lực này. Hiện các DN đang có hai hướng đi.
Thứ nhất, các công ty lớn tự sản xuất nguyên vật liệu, khép kín chuỗi cung ứng. Phong Phú Jeans là một trong những công ty đã tạo được chuỗi cung ứng khép kín, từ sợi, vải, cho tới may mặc. Hiện nay Phong Phú Jeans tự cung cấp được 40% nguồn vải cần sử dụng. Do tác động của Covid-19, công ty cũng thuyết phục thêm nhiều khách hàng sử dụng vải của nhà máy sản xuất thay vì nhập khẩu từ nước ngoài. Các tập đoàn FDI lớn như Saitex, Hansoll cũng đều đã có các nhà máy sợi và dệt nhuộm tại Việt Nam để đảm bảo tự cung cấp nguyên liệu trong chuỗi cung ứng của mình, nhờ đó được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế từ các hiệp định mới.
May Thành Công cũng có cơ hội mở rộng doanh số nhờ CPTPP và EVFTA là rất lớn nhờ chuỗi sản xuất khép kín có thể đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” của CPTPP và “từ vải trở đi” của EVFTA. Trong 9 tháng năm 2020, mảng vải của May Thành Công ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất (đạt 25%) trong 3 nhóm sản phẩm chính và thị phần trong tổng doanh thu tăng lên 20% từ 15,6% trong 9 tháng năm 2019. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy DN này được hưởng lợi từ các FTA, thông qua việc bán vải cho các công ty may mặc trong nước.
Tuy nhiên không phải DN nào cũng có thể tự xây dựng một chuỗi cung ứng khép kín do yêu cầu về nguồn lực rất lớn và thường chỉ có các tập đoàn lớn mới có thể thực hiện. Do đó, hướng đi thứ hai mà các DN có quy mô nhỏ hơn đang đẩy mạnh là tăng cường liên kết trong ngành để tăng mua từ nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng trong nước.
Nhiều DN FDI cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy công ty quan tâm hơn tới các nguồn nguyên liệu ngay tại Việt Nam, thay vì nhập khẩu. Điều này giúp DN giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Do đó, trong tương lai, các nhà cung ứng nguyên liệu dệt may trong nước như Sợi thế kỷ, May Thành Công, Dệt Phong Phú sẽ có cơ hội tăng trưởng rất khả quan.
Đón đầu xu thế này, May Thành Công đã có kế hoạch xây dựng thêm nhà máy dệt, nhuộm và may tại tỉnh Vĩnh Long, với số vốn ước tính khoảng 44 triệu USD, tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại và vốn vay. Theo đó, tổng công suất may sẽ tăng 30% từ năm 2022 và tổng công suất vải tăng thêm 36% từ năm 2023.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 ước đạt 35,27 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng năm 2019. Đây được đánh giá là kết quả rất lạc quan trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm trên 20%. Đặc biệt, theo ông Vũ Đức Giang, trong tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 35,27 tỷ USD, có tới 19 tỷ USD là thặng dư thương mại – mức lớn nhất từ trước đến nay của ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội Dệt may đặt mục tiêu đạt từ 38 - 38,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021. |
Tin liên quan
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics