Xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển: Còn nhiều khó khăn
Gần 500 container phế liệu đã có phương án xử lý | |
Đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng tồn đọng là phế liệu tại cảng biển | |
Đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển |
Tại khu vực cảng Hải Phòng đã có 201 container phế liệu không đáp ứng quy chuẩn được vận chuyển khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: T.Bình |
Hải Phòng: Tái xuất được trên 30% số container phế liệu tồn đọng
Là một trong những địa bàn có hoạt động lớn nhất cả nước, thời gian qua, khu vực cảng biển Hải Phòng cũng là nơi có khá nhiều container phế liệu không đáp ứng quy chuẩn nhập khẩu còn tồn đọng. Thực hiện vai trò quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn và các chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng có nhiều nỗ lực trong xử lý phế liệu tồn đọng không đạt yêu cầu nhập khẩu và đạt được những kết quả tích cực.
Cách thức triển khai của Cục Hải quan Hải Phòng được thực hiện bài bản, nhịp nhàng. Cụ thể, quá trình xử lý hàng tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan, đơn vị đã phối hợp với các bên liên quan xác minh, kiểm tra, phân loại. Theo rà soát của Hải quan Hải Phòng (đến thời điểm cuối năm 2019) trên địa bàn có hơn 600 container phế liệu tồn đọng không đáp ứng quy chuẩn nhập khẩu liên quan đến 31 hãng tàu. Trong đó, 2 đơn vị có số lượng trên 100 container là HAPAG LLOYD (125 container); COSCO (119 container). Còn lại có số lượng từ 1 đến vài chục container…
Sau khi có kết quả kiểm tra, phân loại và kết luận giám định, xác định được những lô hàng phế liệu tồn đọng nào không đạt yêu cầu nhập khẩu và do đại lý, hãng tàu nào vận chuyển, với vài trò Chủ Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển thuộc địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Hải Phòng, Cục có nhiều công văn gửi đại lý, hãng tàu đề nghị vận chuyển các lô phế liệu không đạt chuẩn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tháng 12/2019, Hội đồng có công văn 17988/HQHP-HĐXLPLTĐ gửi các đại lý, hãng tàu đề nghị trong thời gian 30 ngày (từ ngày nhận được công văn), hãng tàu phải vận chuyển các container phế liệu không đạt chuẩn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đại lý, hãng tàu không thực hiện việc vận chuyển phế liệu không đáp ứng quy chuẩn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Hội đồng sẽ lập danh sách báo cáo Tổ công tác liên ngành xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển Việt Nam và cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Với những bước đi bài bản, chặt chẽ, đến nay, Cục Hải quan Hải Phòng đã yêu cầu vận chuyển được 201 container ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chiếm gần 31% tổng số lượng container phế liệu tồn đọng không đáp ứng quy chuẩn nhập khẩu.
Một số hàng tàu có số lượng thực hiện lớn như HAPAG LLOYD vận chuyển được 79 container; OOCL vận chuyển được 44 container; COSCO vận chuyển được 16 container…
TPHCM: Mới có phương án tái xuất trên 400 container
Theo rà soát của Hải quan TPHCM, trong số 30 hãng tàu buộc phải tái xuất trên 1.000 container phế liệu nhập khẩu không đạt chất lượng, đến nay mới có 19 hãng tàu đưa ra phương án xử lý, số còn lại chưa đưa ra có phương án tái xuất, tiêu huỷ đối với gần 500 container.
Để xứ lý rốt ráo số phế liệu tồn đọng tại cảng biển, lãnh đạo Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo các chi cục trưởng Hải quan cảng biển sau khi thống kê, giám định ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp vận tải tái xuất các container hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.
Theo đó, cuối tháng 8/2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã ký ban hành 30 thông báo về việc vận chuyển hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển gửi cho các hãng tàu, đại lý hãng tàu tại Việt Nam đối với 1.099 container hàng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu nêu trên.
Đến thời điểm đầu tháng 11/2020, cơ quan Hải quan đã nhận được 19 công văn phản hồi của các hãng tàu, đại lý hãng tàu tại Việt Nam về việc xử lý số phế liệu theo thông báo của cơ quan Hải quan, với số lượng 653 container.
Tuy nhiên, trong số các hãng tàu có văn bản hồi đáp thông báo buộc tái xuất của cơ quan Hải quan, chỉ có 10 hãng tàu đưa ra phương án tái xuất, với số lượng phế liệu trên 400 container; 5 hãng tàu xin được thực hiện phương án tiêu huỷ, với 93 container và 2 hãng tàu xin gia hạn thời gian xử lý số phế liệu không đạt chất lượng, với số lượng 360 container phế liệu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài các hãng tàu đưa ra phương án tái xuất phế liệu, số còn lại hầu hết không tìm được nơi tái xuất số phế liệu không đạt chất lượng.
Kiến nghị giải pháp xử lý
Trong quá trình thực hiện việc buộc tái xuất các container hàng tồn đọng là phế liệu tại cảng biển thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I đã phát sinh vướng mắc đang chờ Tổng cục Hải quan tháo gỡ.
Theo Cục Hải quan TPHCM, thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 công văn 6632/TCHQ-GSQL ngày 22/10/2019 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển, việc phân loại hàng tồn đọng được thực hiện thông qua tổ chức giám định xác định chủng loại hàng hóa hoặc mở container để giám định bằng mắt thường. Nếu xác định hàng tồn đọng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường, hàng tồn đọng gây ô nhiễm môi trường thì yêu cầu hãng tàu vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Ngay sau khi có hướng dẫn thực hiện, Hội đồng xử lý hàng tồn đọng là phế liệu tại cảng biển thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 (Hội đồng) đã ban hành hai kế hoạch kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng.
Sau hơn 3 tháng kiểm kê, phân loại bằng mắt thường, trong số 2.029 container có 1.099 container phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, hàng hóa chứa trong cont là màng nhựa, bao bì các loại chưa băm cắt lẫn tạp chất, rác thải dơ bẩn và đã ra thông báo yêu cầu hãng tàu tái xuất.
Ngày 13/10/2020, Tổng cục Hải quan có công văn 6595/TCHQ-GSQL về việc tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển. Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thông báo cho các Hãng tàu về việc chỉ cho phép tái xuất đối với các lô hàng phế liệu tồn đọng sau khi có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu.
Thực hiện quy định này, Hải quan TPHCM gặp vướng mắc, đối với các container phế liệu đã được Hội đồng xử lý hàng tồn đọng giám định bằng mắt thường xác định không đủ điều kiện nhập khẩu có phải thực hiện giám định lại để có kết quả giám định hay không…?
Để nhanh chóng xử lý hàng phế liệu tồn đọng tại cảng, tránh tình trạng kéo dài, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng tàu và doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng trong những tháng cao điểm cuối năm, Cục Hải quan TPHCM đề xuất, không giám định lại đối với 1.099 container đã được giám định bằng mắt thường xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, hàng hóa chứa trong container màng nhựa, bao bì các loại chưa băm cắt lẫn tạp chất, rác thải dơ bẩn.
Cục Hải quan TPHCM cho rằng, việc phân loại hàng tồn đọng này đã được đơn vị thực hiện đúng theo hướng dẫn tại điểm 4 công văn 6632/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan. Chính vì thế, Cục Hải quan TPHCM đề xuất chỉ thực hiện giám định lại đối với trường hợp các hãng tàu không đồng ý với kết quả kiểm kê phân loại của Hội đồng, và được thực hiện bởi các tổ chức giám định do Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ định, chi phí giám định sẽ do các hãng tàu chi trả.
Các hãng tàu không tìm được đối tác tiếp nhận Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải quan tại một số đại lý, hàng tàu lớn ở Hải Phòng cho thấy, việc vận chuyển container phế liệu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phụ thuộc lớn vào đối tác (người gửi hàng, người vận chuyển) ở nước ngoài. Chính vì vậy, tiến độ vận chuyển không có sự chủ động và diễn ra khá chậm. Theo đại diện hãng tàu COSCO, thời gian qua, để vận chuyển các lô phế liệu tồn đọng không đáp ứng quy chuẩn nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đơn vị phải chờ người gửi hàng hoặc hàng tàu ở nước ngoài tìm được đối tác tiếp nhận các container này. Sau đó, người gửi hàng hoặc hãng tàu ở nước ngoài chuyển thông tin cho COSCO để thực hiện các thủ tục với cơ quan chức năng ở Việt Nam để tái xuất. Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sinnocor Việt Nam cho biết, thực ra các hãng tàu rất muốn nhanh chóng xử lý số phế liệu tồn do đơn vận chuyển, vì càng để lâu càng thiệt hại nặng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp không liên lạc tìm được nơi xuất trả, nên rất khó thực hiện phương án tái xuất. Trong khi đó, đại diễn hãng tàu HAPAG LLOYD cho hay, việc thực hiện thủ tục tái xuất các lô hàng phế liệu không đạt chuẩn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được hãng giao cho đại lý thực hiện toàn bộ. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, việc vận chuyển vẫn phụ thuộc đối tác nước ngoài như trường hợp của hãng COSCO. Còn tại TPHCM, theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, hiện số hãng tàu chưa có công văn hồi đáp là 11 hãng tàu, tương đương 446 container phế liệu buộc phải tái xuất. Đến nay, mới có một hãng tàu tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với số lượng 37 container. |
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK