Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2021: Tiếp tục giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư
Việc tiết kiệm chi thường xuyên trong thời gian tới phụ thuộc khá nhiều vào thực hiện cắt giảm biên chế và tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Ảnh: T.Linh |
Hạn chế mua sắm ô tô công
Trong bản dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2021 phát đi xin ý kiến mới đây, Bộ Tài chính lưu ý nội dung: các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2021 cho từng lĩnh vực chi phải triệt để tiết kiệm, đảm bảo đúng tính chất nguồn kinh phí, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; đảm bảo kinh phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí của các cơ quan nhà nước theo quy định.
Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2021 được cấp có thẩm quyền quyết định, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18-NQ/TƯ và Nghị quyết số 19-NQ/TƯ của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII). Tăng cường thực hiện các giải pháp, chính sách tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đẩy mạnh ứng dụng, triển khai Chính phủ điện tử; tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, kém hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2021 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước… (Chỉ thị 31/CT-TTg của |
Một điểm nữa được lưu ý là dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công hiện hành. Ngoài ra, phải hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, tiếp tục thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài.
Dự toán chi hoạt động năm 2021 của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, phải xây dựng gắn với mục tiêu sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cấp phó, thực hiện kiêm nhiệm chức danh, sáp nhập các xã chưa đạt chuẩn... Đối với dự toán chi hoạt động năm 2021 của các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện giảm quỹ lương, chi bộ máy năm 2021 gắn với giảm biên chế hưởng lương từ NSNN theo quyết định của cấp thẩm quyền hoặc theo Đề án tinh giản biên chế được duyệt. Trường hợp chưa có quyết định của cấp thẩm quyền hoặc đề án được duyệt thì tính giảm bình quân 2,5% so với biên chế hưởng lương từ ngân sách năm 2020 theo đúng chủ trương tại Nghị quyết số 19-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
Bộ Tài chính cũng đang cân nhắc một số chỉ tiêu cụ thể như các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện giảm chi hỗ trợ từ NSNN tối thiểu 2,5% gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và giảm thêm tối thiểu 5% - 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, tăng giá học phí theo quy định của pháp luật.
Quỹ lương đang chiếm 30% chi ngân sách
Theo ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính, chi NSNN phải theo hướng sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên. Đồng thời đổi mới khu vực sự nghiệp công, nâng cao năng lực tự chủ, giảm phần chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị này, qua đó dành nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình cơ cấu lại NSNN là giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư. Đây cũng là áp lực lớn cho ngành Tài chính bởi cải cách tiền lương sẽ làm tăng chi thường xuyên. Tuy nhiên, nguồn lực dành ra để cải cách tiền lương từ việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới khu vực sự nghiệp công thời gian qua còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu. Việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp đến nay cũng chưa thực hiện được nhiều. Hiện nay, mới chỉ có khoảng 2% đơn vị sự nghiệp công lập có thể tự chủ được toàn bộ các khoản chi thường xuyên, không yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách, còn lại cơ bản vẫn phải hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ NSNN. Hiện quỹ lương bao gồm chi cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lực lượng không chuyên trách ở cấp xã, trợ cấp ưu đãi người có công và một bộ phận người hưởng lương hưu từ ngân sách… chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách, còn so với chi thường xuyên thì chiếm khoảng 50%.
Vấn đề quan trọng để thực hiện được các mục tiêu cải cách tiền lương là phải đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo đúng Nghị quyết 18-NQ/TƯ và đổi mới khu vực sự nghiệp công cũng phải đạt được các mục tiêu theo Nghị quyết số 19-NQ/TƯ. Có như vậy mới đảm bảo vừa tạo thêm nguồn lực, tức là tăng thu từ khu vực sự nghiệp, tiết kiệm chi từ các cơ quan hành chính, vừa làm giảm áp lực chi từ NSNN cho cải cách tiền lương từ giảm số lượng các đơn vị và biên chế khu vực sự nghiệp hưởng lương từ NSNN.
Thực tế, việc tiết kiệm chi triệt để đã được đặt ra ngay thời điểm hiện tại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng liên tục đề cập yêu cầu này trong các chuyến làm việc tại nhiều địa phương thời gian qua. Trong đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở tài chính và cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của năm 2020, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; chỉ đạo sở tài chính tham mưu, điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Để đảm bảo thực hiện tiết kiệm, hiệu quả NSNN, việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai, minh bạch trong thu, chi ngân sách nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên… cũng là hết sức cần thiết.
Tin liên quan
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK