WHO kêu gọi G7 ưu tiên đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) ưu tiên đảm bảo việc tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu, gọi thực trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine hiện nay là điều không thế chấp nhận được về mặt đạo đức.
Trên khắp thế giới, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng trong tuần thứ chín liên tiếp, trong khi số ca tử vong tăng tuần thứ sáu liên tiếp.
Phát biểu họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đặc biệt quan ngại khi dự báo ngày càng nhiều nước sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh tương tự như tình hình nghiêm trọng hiện nay tại Ấn Độ, Brazil, Nepal và những nước khác.
Ông cảnh báo tình trạng phân phối vaccine không đồng đều giữa các nước giàu và nghèo sẽ không giúp "xóa sổ" đại dịch COVID-19. Theo ông, tình trạng này "không thể chấp nhận được," không chỉ "vì vấn đề đạo đức, mà còn bởi chúng ta sẽ không đánh bại được virus SARS-CoV-2 trong một thế giới chia rẽ."
Đối với G7, điều quan trọng và cấp bách nhất hiện nay là hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cũng như đảm bảo "sự công bằng vaccine." Ông nhấn mạnh việc chia sẻ vaccine là lợi ích của mỗi quốc gia trên thế giới.
Theo kế hoạch, G7 sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào ngày 11-13/6 tới ở Cornwall, miền Tây Nam nước Anh. Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ trì sự kiện này.
Thống kê của hãng tin AFP (Pháp) cho thấy gần 1,25 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm tại ít nhất 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khoảng 45% trong số đó đã được sử dụng tại những nước có thu nhập cao, chiếm 16% dân số toàn cầu. Chỉ 0,3% liều vaccine đã được tiêm ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất, chiếm 9% dân số thế giới.
Trong khi đó, Chương trình tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 của WHO (ACT-A) vẫn còn thiếu 19 tỷ USD so với mục tiêu 22 tỷ USD trong năm nay. Ngoài ra, khoảng 35 tỷ đến 45 tỷ USD vẫn cần được huy động vào năm tới để đảm bảo hầu hết người trưởng thành trên khắp thế giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO hy vọng các nước G7 - gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ, sẽ nỗ lực tìm ra giải pháp cho vấn đề tài chính trên.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi Mỹ cùng các nước sản xuất vaccine lớn khác xuất khẩu vaccine nội địa tương tự như Liên minh châu Âu (EU), thay vì tính tới việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine ngừa COVID-19.
Phát biểu họp báo, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh các cuộc thảo luận về việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ngừa COVID-19 sẽ không giúp sản xuất một loại vaccine một liều chỉ trong ngắn hạn đến trung hạn. Theo bà, vấn đề này cần được xem xét toàn diện trong bối cảnh "chúng ta cần vaccine cho toàn thế giới ngay thời điểm hiện nay."
Bà cho biết EU là khu vực duy nhất đang xuất khẩu vaccine với quy mô lớn trên thế giới. Khoảng 50% vaccine ngừa COVID-19 do châu Âu sản xuất được xuất khẩu sang gần 90 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia trong chương trình tiếp cận công bằng vaccine COVAX do WHO khởi xướng.
Do đó, EU kêu gọi các quốc gia muốn thảo luận về dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ngừa COVID-19 cũng đưa ra cam kết sẵn sàng xuất khẩu chế phẩm này. Chỉ có tăng cường sản xuất, dỡ bỏ các rào cản xuất khẩu và chia sẻ vaccine mới có thể góp phần nhanh chóng đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Bà nêu rõ: "Điều cần thiết trong ngắn hạn và trung hạn đó là trước hết phải chia sẻ vaccine. Thứ hai xuất khẩu vaccine đang được sản xuất. Thứ ba là đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất vaccine."
Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, giới chức Canada cùng ngày cho biết nước này đã sẵn sàng thảo luận về đề xuất dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 và sẽ không gây cản trở cho vấn đề trên dù vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các bằng sáng chế.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada đang phối hợp với các đối tác tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm tìm kiếm một giải pháp dựa trên sự đồng thuận và sẵn sàng thảo luận các đề xuất, đặc biệt là về vaccine ngừa COVID-19.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ việc dỡ bỏ toàn cầu đối với bằng độc quyền sáng chế vaccine ngừa COVID-19 và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết mặc dù quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp là quan trọng, tuy nhiên Washington "ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ đó đối với vaccine ngừa COVID-19."
Theo bà Tai, đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu và những tình hình đặc biệt của đại dịch COVID-19 cần các biện pháp đặc biệt. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại WTO sẽ mất thời gian do phải dựa trên sự đồng thuận của thể chế và mức độ phức tạp của các vấn đề liên quan./.
Tin liên quan

Áp thuế là công cụ hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ đồ uống có đường
09:28 | 29/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ
09:46 | 15/08/2024 Nhìn ra thế giới

Ngoại trưởng G7 kêu gọi nỗ lực tránh làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông
08:04 | 05/08/2024 Nhìn ra thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá xăng tăng nhẹ từ chiều 29/5

Xác định thẩm quyền giải hồ sơ đề nghị miễn thuế theo Hiệp định thuế Việt Nam - Singapore

Chuyển hồ sơ sai phạm của Công ty EBC Đồng Nai tới cơ quan Công an

Thủ tục miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu của ngân sách nhà nước

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu của ngân sách nhà nước

Đẩy mạnh hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện Nghị định 70/2025/NĐ-CP

Hải quan Hòn Gai triển khai thực hiện hiệu quả công tác giám sát quản lý về hải quan

Tuổi trẻ Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái lan tỏa yêu thương đến trẻ em nghèo nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

Hải quan khu vực V và Amkor Technology Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Việt – Trung thiết lập “luồng xanh” nông sản, mở rộng thị trường thủy sản, trái cây

Central Retail tăng gấp đôi lượng tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa vụ 2025

Vải thiều Thanh Hà sẵn sàng “chinh phục” thị trường cao cấp

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm rẽ khỏi lối cũ

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh làm Tổ trưởng đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả

Hải quan triệt phá 76 vụ, thu giữ 1,9 tấn ma túy

Mua "hàng hiệu" dễ như mua rau trên sàn thương mại điện tử

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Một doanh nghiệp nợ thuế gần 1 tỷ đồng, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

Xác định thẩm quyền giải hồ sơ đề nghị miễn thuế theo Hiệp định thuế Việt Nam - Singapore

Thủ tục miễn, giảm thuế cho hãng vận tải nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thêm ưu tiên với doanh nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thu hút FDI

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hạn cuối nộp giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất là ngày 30/5/2025

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino

Nghị quyết số 68 tạo niềm cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp

Công ty đại chúng 2025: Vững vàng giữ hạng trong vùng biến động

Lào hỗ trợ Vinachem triển khai Dự án muối mỏ Kali

An ninh thương hiệu - "lá chắn pháp lý" giữa thương trường đầy biến số

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
