Vốn ODA của Hàn Quốc năm 2024 dự kiến tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay
Theo số liệu thống kê tạm thời về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố, vốn ODA của Hàn Quốc năm 2023 là 3,13 tỷ USD, tăng 320 triệu USD (11,4%) so với năm 2022.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến mở rộng ngân sách cho vốn ODA năm 2024 lên mức lớn nhất từ trước đến nay ở mức khoảng 4,54 tỷ USD, tăng 31,1% so với năm 2023, nhằm tương xứng với vai trò và vị thế quốc gia trụ cột toàn cầu bất chấp xu hướng thắt lưng buộc bụng tài chính trong nước.
Trong tương lai, với kế hoạch hiện thực hóa lợi ích chung của quốc gia thông qua hỗ trợ ODA, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô vốn ODA để tích cực đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển quốc tế bao gồm hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột và thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 14/4 cho biết, năm 2023 vốn ODA của Hàn Quốc dành cho viện trợ song phương là 2,3 tỷ USD, tăng 3,4% so với năm trước đó, trong đó cả viện trợ không hoàn lại (1,57 tỷ USD) và viện trợ phải trả (730 triệu USD) và viện trợ đa phương là 830 triệu USD.
Viện trợ không hoàn lại tăng 2,6% so với năm trước đó do tăng hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và hành chính công (tăng 0,8 tỷ USD) và tăng viện trợ nhân đạo cho cứu trợ khẩn cấp ở nước ngoài và hỗ trợ cho người dễ bị tổn thương (tăng 0,2 tỷ USD).
Hỗ trợ vốn vay phải trả cũng tăng 5,1% so với năm trước đó do nhu cầu tài chính ngày càng tăng từ các quốc gia tiếp nhận, chẳng hạn như ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển công nghiệp.
Viện trợ đa phương (830 triệu USD) được cung cấp bởi Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA - một tổ chức tài chính quốc tế trực thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để ứng phó với đại dịch COVID-19 ở các quốc gia có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ phục hồi kinh tế ở các nước đang phát triển.
Chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước tình trạng thiếu tài chính phát triển trên toàn cầu thông qua viện trợ đa phương, đồng thời tích cực bày tỏ mong muốn góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế với tư cách là một quốc gia trụ cột toàn cầu.
Năm 2023 cũng ghi nhận tổng nguồn vốn ODA từ 31 quốc gia thành viên của DAC thuộc Tổ chức OECD đạt 223,7 tỷ USD, tăng 6,2% so với 210,7 tỷ USD của năm trước đó.
Điều này là do sự gia tăng đầu tư và đóng góp cho các tổ chức quốc tế như WB và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Trong số 31 quốc gia thành viên DAC, Hàn Quốc đứng thứ 14 về quy mô hỗ trợ và tỷ lệ vốn ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI)./.
Tin liên quan
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai “ảm đạm” của Syria
07:04 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics