Phấn đấu đưa thị trường carbon vận hành thử nghiệm vào cuối 2025
Lo lỡ cơ hội từ thị trường carbon do thiếu nguồn nhân lựcHợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt NamVận hành thị trường tín chỉ carbon- gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế |
![]() |
Các chuyên gia tham dự Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 với chủ đề "Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới". |
Gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý thị trường carbon
Tại Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 với chủ đề "Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới" được tổ chức ngày 18/7, TS Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, thị trường carbon là một trong năm giải pháp trụ cột giúp Việt Nam thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam cần có sự đồng hành mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về tài chính, công nghệ, đồng thời gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý trong nước nhằm vận hành hiệu quả thị trường carbon trong những năm tới.
Theo TS Nguyễn Tuấn Quang, ngay sau COP26, Thủ tướng đã ban hành Đề án thực hiện các cam kết nêu trên. Đề án này tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính nhằm đạt mục tiêu Net Zero gồm: chuyển đổi năng lượng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển rừng và các hệ sinh thái; thu hồi và lưu trữ carbon; định giá carbon và phát triển thị trường carbon.
Về cơ sở pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon vào ngày 24/1/2025. Theo đó, từ nay đến năm 2028, Việt Nam sẽ triển khai vận hành thử nghiệm và đến năm 2029 sẽ vận hành chính thức, đồng thời kết nối với thị trường carbon thế giới.
Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Nghị định về Sàn giao dịch carbon.
Theo đó, sàn giao dịch này sẽ tập trung quản lý và giao dịch các tín chỉ carbon trong nước theo tiêu chuẩn trong nước, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như quy định tại Điều 6.2 và 6.4 của Thỏa thuận Paris, cùng các cơ chế độc lập như Vera, Gold Standard. Tất cả các tín chỉ này sẽ phải được đăng ký trên hệ thống thống nhất, bảo đảm quản lý tập trung và minh bạch.
Theo ông Nguyễn Tuấn Quang, ngay từ những năm 2000, Việt Nam đã tham gia vào thị trường tín chỉ carbon quốc tế thông qua các cơ chế như CDM, JCM và các chương trình độc lập như Verra hay Gold Standard.
Việt Nam hiện có khoảng 150 dự án đã được cấp khoảng 40,2 triệu tín chỉ carbon và đưa vào giao dịch quốc tế. Việt Nam cũng là một trong bốn quốc gia có số lượng dự án theo cơ chế CDM (cơ chế phát triển sạch) đăng ký nhiều nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ.
Việc đẩy nhanh phát triển thị trường carbon là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết về phát thải ròng bằng 0.
Ông Nguyễn Tuấn Quang cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng Nghị định về trao đổi quốc tế kết quả giảm phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.
Các bộ, ngành liên quan đang khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cần thiết, phấn đấu vận hành thử nghiệm thị trường carbon vào cuối năm 2025.
Theo chia sẻ của KS Hồ Quang Cua -cha đẻ của giống lúa ST24 và ST25, nhờ có giống lúa ST24 và ST25 có chu kỳ ngắn, phù hợp chế độ thủy văn, chi phí sản xuất thấp, năng suất cao và ổn định, giá bán cao, lợi nhuận nhiều đã kích thích nông dân tìm tòi mọi giải pháp để cơ giới hóa khâu thu hoạch thông qua giải pháp rút khô giữa mùa và cuối mùa.
Song song đó với lợi thế của vùng đất tự nhiên có nhiều gió biển trong lành và những mô hình ứng dụng phân hữu cơ, vi sinh vật vào ruộng lúa đã biến vùng Lúa – Tôm rộng lớn hàng trăm ngàn hecta tại bán đảo Ca Mau thành vùng lúa giảm phát thải khí nhà kính cao bậc nhất ở nước ta.
“Qua kết quả này, chúng tôi thiết nghĩ các cơ quan tư vấn tham mưu cho các doanh nghiệp công nghiệp cần mua tín chỉ carbon liên hệ chính quyền địa phương tổ chức sao cho người dân được hưởng lợi từ phát thải thấp để xây dựng công trình công ích tại địa phương, như thế mới đúng là nông nghiệp tuần hoàn”, KS. Hồ Quang Cua đề cập.
Giá đóng vai trò điều phối hành vi của các chủ thể trên thị trường
Tại Diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh, phát triển thị trường carbon không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho doanh nghiệp, người dân và cả Chính phủ.
Cơ chế hoạt động của thị trường rất đơn giản, đó là doanh nghiệp nào đầu tư chuyển đổi công nghệ, giảm được phát thải thì có thể bán phần tín chỉ carbon đó cho doanh nghiệp khác chưa hoặc không thể chuyển đổi.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ. |
Quyết định có nên chuyển đổi công nghệ hay không phụ thuộc vào giá carbon trên thị trường. Nếu giá bán tín chỉ carbon cao hơn chi phí chuyển đổi công nghệ, doanh nghiệp nên đầu tư chuyển đổi.
Tuy nhiên, nếu giá tín chỉ thấp, doanh nghiệp có thể chọn mua tín chỉ để đáp ứng yêu cầu ngắn hạn và chờ thời điểm thích hợp để đầu tư. Đây chính là logic vận hành của thị trường carbon – nơi tín hiệu giá đóng vai trò điều phối hành vi của các bên tham gia.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, khi nền tảng được hoàn thiện, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể làm quen và chủ động tham gia giao dịch trên thị trường này, giống như họ từng làm với thị trường chứng khoán.
Theo chuyên gia, tiềm năng phát triển thị trường carbon tại Việt Nam là rất lớn, nhưng hiện trong giai đoạn định hình nền móng với hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy. Cách thiết lập các cơ chế phân bố hạn ngạch, tiêu chí lựa chọn ngành bắt buộc tham gia, điều kiện xác định tín chỉ hợp lệ vẫn cần được làm rõ.
Đồng thời, tính khả thi trong kết nối thị trường carbon Việt Nam với quốc tế phụ thuộc vào chất lượng tín chỉ và độ tin cậy của hệ thống MRV (Công cụ đánh giá các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính).
Tuy nhiên, hệ thống MRV hiện chưa có quy trình đồng nhất về đo đạc, báo cáo, thẩm định khí nhà kính trên toàn quốc. Việt Nam còn thiếu công cụ số hóa gây khó khăn cho quản lý tín chỉ và hạn ngạch phát thải, đặc biệt khi số lượng giao dịch tăng cao.
Liên quan giao dịch tín chỉ carbon, TS Nguyễn Tuấn Quang đặc biệt lưu ý 2 vấn đề.
Một là, mỗi loại tín chỉ carbon phải được tạo ra theo tiêu chuẩn và phương pháp tính toán cụ thể, thường được gọi là phương pháp tạo tín chỉ carbon; đảm bảo minh bạch và tuân thủ đúng quy định.
Hai là, việc giao dịch các tín chỉ carbon bắt buộc phải có sự quản lý, điều tiết thống nhất của Nhà nước. Điều này giúp hạn chế việc tín chỉ bị bán ra nước ngoài không kiểm soát kiểm soát làm cho cam kết quốc gia về giảm phát thải sẽ không đạt được, trong khi thị trường trong nước cũng bị thiếu hụt nguồn cung tín chỉ cho các ngành đang cần thực hiện nghĩa vụ phát thải.
Tin liên quan

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới
16:36 | 13/07/2025 Thương mại điện tử

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"
19:24 | 12/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực
21:52 | 10/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thu hồi kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream do bị kết luận là hàng giả
19:21 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giá xăng đồng loạt giảm sau 15h, xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:03 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa thể bứt phá, vì sao?
13:45 | 17/07/2025 Nhịp sống thị trường

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu
16:23 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ
14:15 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số
08:55 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2
08:50 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản
12:24 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa
11:23 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng
20:50 | 14/07/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

Thanh Hoá: Khởi tố vụ buôn bán thuốc chữa bệnh giả

Hải quan Cha Lo giải quyết lượng tờ khai tăng 28%

Thuế Hải Phòng thu ngân sách đạt 78% dự toán

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI
07:00 | 18/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

Hải quan Cha Lo giải quyết lượng tờ khai tăng 28%

Thuế Hải Phòng thu ngân sách đạt 78% dự toán

Đảng bộ Hải quan khu vực XI tập trung cải cách, ứng dụng công nghệ

Đảng ủy UBND TP Hà Nội tiếp nhận Đảng bộ Chi cục Hải quan khu vực I

Đào tạo công nghệ Datastax phục vụ quản lý hải quan

(INFOGRAPHICS): Ông Lê Văn Thung làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVIII

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Đột phá 6 HMO: Bước tiến dinh dưỡng của Vinamilk tại Diễn đàn dinh dưỡng lớn nhất châu Á

HDBank ghi dấu ấn mạnh mẽ với ba giải thưởng lớn trong nước và quốc tế

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn: Gặp mặt, tặng quà thương binh, con liệt sĩ

Mô hình "tam giác phối hợp": cần thiết trong kiến tạo chính sách

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Đề xuất quyền được ưu tiên thực hiện thủ tục hành chính đối với người nộp thuế tuân thủ tốt

Thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng hóa chất cơ bản, sản phẩm hóa chất

Gỡ điểm nghẽn pháp lý, hiện thực hóa mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ cao

Hướng dẫn thực hiện mức thuế suất theo Nghị định 199/2025/NĐ-CP

Doanh nghiệp, phương tiện vận tải hàng của Trung Quốc được hoạt động vào sâu lãnh thổ Việt Nam

Tháo gỡ vướng mắc về đăng ký thuế và quyết toán thuế TNDN cho Quỹ Đầu tư phát triển

Hơn 100.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

Xuất nhập khẩu tiến sát mốc 500 tỷ USD

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt

Doanh nghiệp xuất khẩu hộp nhôm sang Hoa Kỳ đối mặt rào cản mới

Bất ổn thuế quan, thủy sản Việt Nam mất ngôi đầu xuất khẩu sang Mỹ

Thanh Hoá: Khởi tố vụ buôn bán thuốc chữa bệnh giả

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số
