Vốn ngoại cuộn chảy trong thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ: “Miếng bánh" không dễ chia phần | |
Thời của chọn lọc trong thị trường bán lẻ | |
Thị trường bán lẻ đang liên tục thay đổi |
The CrownX hợp tác cùng Alibaba và Baring Private Equity Asia. Ảnh: ST |
Đón dòng vốn ngoại
Vừa qua, Công ty TNHH Bán lẻ FujiMart Việt Nam - đơn vị liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đã chính thức khai trương siêu thị FujiMart thứ 3 tại Hà Nội. Theo đại diện của cả hai bên doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ khai thác được nguồn lực to lớn cùng kinh nghiệm nhiều năm trong vận hành và kinh doanh chuỗi siêu thị của 2 doanh nghiệp. Tuy theo mô hình của Nhật Bản, nhưng FujiMart sẽ bán sản phẩm của Việt Nam, Nhật Bản và nhiều nước khác với mục đích đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng Việt.
Đáng chú ý hơn cả là việc Tập đoàn Masan công bố thông tin Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) đã ký kết thỏa thuận mua cổ phần phát hành mới của The CrownX (TCX) với tổng giá trị tiền mặt là 400 triệu USD, tương đương với 5,5% tỷ lệ sở hữu sau phát hành. The CrownX là nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce. Không chỉ có nhóm đầu tư Alibaba và BPEA, Masan còn đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX. Giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021. Trong các giao dịch này, Masan vẫn hoàn toàn nắm cổ phần chi phối.
Phía Masan cho biết, các giao dịch này giúp củng cố tầm nhìn của các cổ đông về tiềm năng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ ứng dụng công nghệ đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người tiêu dùng trên toàn quốc.
Cách đây hơn một tháng, Tập đoàn Hàn Quốc SK Group cũng “rót” 410 triệu USD để nắm giữ 16,26% cổ phần của nhà bán lẻ VinCommerce thuộc Masan. Ông Woncheol Park, Giám đốc đại diện của SK South East Asia Investment (công ty thành viên của SK Group) cho biết, chiến lược này được thực hiện là do tin tưởng tiềm năng to lớn của mảng bán lẻ tích hợp từ trực tuyến (Online) đến ngoại tuyến (Offline) – hay còn gọi là O2O tại Việt Nam.
Như vậy, tại Việt Nam, nhiều chuỗi bán lẻ đã có bóng dáng của vốn ngoại như như Aeon Mall (Nhật Bản), BigC (Thái Lan, đổi thành Tops Market và GO!), Lotte Mart, mới đây là VinMart.
Đi theo phương thức mới
Theo TS. Lê Anh Tú, Cố vấn cấp cao PwC Việt Nam, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC), việc thị trường có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo sự cạnh tranh và sức ép lớn hơn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua bán sáp nhập (M&A) giữa đơn vị bán lẻ trong nước hoặc kết hợp với các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị bán lẻ nước ngoài đều giúp hình thành các doanh nghiệp lớn và vững mạnh hơn. Vì thế, vấn đề của các doanh nghiệp bán lẻ là làm sao để có thể vượt lên bằng nội lực hoặc kết hợp với các đơn vị đồng hành.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), năm 2021, khi thu nhập của người dân dần ổn định trở lại, hộ gia đình sẽ tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm và vật dụng cao cấp. Theo đó tăng trưởng chi tiêu hộ gia đình sẽ phục hồi mạnh lên 9,69% trong năm nay. BSC kỳ vọng, trong năm 2021, tăng trưởng ngành bán lẻ sẽ đạt trên 10%. Trong tầm nhìn dài hạn, quy mô dân số Việt Nam tăng 2% mỗi năm, dự báo đạt 106 triệu dân vào năm 2050 sẽ là dấu hiệu tốt cho các nhà bán lẻ khi thị trường được mở rộng.
Với những tiềm năng như vậy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn là “miền đất hứa” cho các dự án và chiến lược đầu tư của khối FDI. Số liệu của Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam cũng là thị trường xếp thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu trong vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên, không phải sự hợp tác nào cũng nhận được “trái ngọt”. Thị trường Việt Nam cũng đã ghi nhận sự biến mất của không ít thương hiệu bán lẻ nước ngoài hoặc có nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, các chuyên gia nhận định, với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, những nhà bán lẻ phải có nguồn lực dồi dào, am hiểu thị trường và nhanh nhạy cập nhật, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Chính vì thế, phương thức bán lẻ tích hợp O2O được giới đầu tư nước ngoài đánh giá là khá phù hợp để triển khai ở Việt Nam khi 2/3 dân số đang sử dụng dịch vụ Internet. Với thương vụ 400 triệu USD với nhóm Alibaba, VinCommerce có thể phục vụ người tiêu dùng sản phẩm thiết yếu trên nền tảng online. Từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ offline đến online, nhất là trong bối cảnh Covid-19.
Theo khuyến nghị của Công ty Nielsen Việt Nam, năm 2021, các siêu thị cần đi theo hướng mua sắm đi kèm với giải trí, hàng nhãn riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần thích nghi nhanh với sự phân hóa và thay đổi thói quen của người tiêu dùng, tập trung tăng cường trải nghiệm mua sắm, thanh toán, mua hàng; ứng dụng công nghệ, số hóa, hợp tác online và offline... Ngoài ra, các nhà bán lẻ Việt muốn hướng đến mô hình O2O thì cần đầu tư vào cải tiến tương tác với khách hàng và có nhiều hình thức thanh toán linh hoạt, thuận tiện hơn.
Tin liên quan
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK