Vinatex xin giãn giao hàng xuất khẩu để may khẩu trang
Vinatex cung cấp 750.000 khẩu trang vải kháng khuẩn ra thị trường | |
Loạt 'ông lớn' dệt may dốc lực sản xuất khẩu trang | |
Vinatex ưu tiên sản xuất khẩu trang, phát miễn phí gần 500.000 chiếc |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trao đổi về tình hình cung ứng khẩu trang của Vinatex ra thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ông Cao Hữu Hiếu – Phó Tổng giám đốc Vinatex, kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho biết: Trong tháng 2, dự kiến Vinatex cung ứng ra thị trường 5,5 – 6 triệu sản phẩm khẩu trang sử dụng vải dệt kim kháng khuẩn, cũng như cung ứng mỗi ngày 10 tấn vải không dệt kháng khuẩn để các đơn vị may khẩu trang y tế.
Với nhu cầu khẩu trang tăng vọt lên hàng trăm lần như hiện nay, không doanh nghiệp nào đáp ứng nổi toàn bộ. Các đơn vị thành viên Vinatex trong quý I/2020 đã kín đơn hàng xuất khẩu đã ký kết, hầu hết đều làm cho các khách hàng truyền thống nên không thể dừng sản xuất hàng xuất khẩu để tập trung toàn lực lượng sản xuất khẩu trang.
“Chúng tôi phải trực tiếp đàm phán xin giãn thời gian giao hàng xuất khẩu để dành một phần năng lực sản xuất cho việc làm khẩu trang phục vụ chống dịch do Covid-19”, ông Hiếu nói.
Ví dụ với 80.000 công nhân của Vinatex như hiện nay chỉ có thể cắt riêng ra 2.000 công nhân chỉ may khẩu trang ( mỗi đơn vị chỉ có từ 50, 100, tối đa là 200 công nhân may khẩu trang).
Bên cạnh đó, ông Hiếu cho biết thêm: Muốn sản xuất một mặt hàng mới như khẩu trang, các đơn vị thành viên Vinatex cũng cần chuẩn bị sản xuất, chuẩn bị máy móc thiết bị chuyên dùng, phải có nguồn nguyên liệu là vải dệt kim kháng khuẩn, vải không dệt kháng khuẩn.
Loại vải đó hiện chỉ có hai đơn vị trong Tập đoàn sản xuất là: Công ty Đông Xuân sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn (công suất 10 tấn/ngày); May Đồng Nai sản xuất vải không dệt kháng khuẩn (công suất 10 tấn/ngày).
Tập đoàn cũng đã chỉ đạo Công ty Đông Xuân chuyển giao công nghệ sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn tiêu chuẩn Nhật Bản cho Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Phương với công suất 10 tấn/ngày để cung ứng vải cho các đơn vị may phía Nam tuần từ ngày 10-16/2.
Tuy nhiên, sau sản xuất vải, công đoạn xử lý chất kháng khuẩn sẽ tốn thời gian và khó có thể làm nhanh, nên không thể đẩy nhanh thêm việc sản xuất khẩu trang đưa ra thị trường được hơn nữa.
Vị Phó Tổng giám đốc Vinatex nhấn mạnh: Đây là mặt hàng mới, Vinatex phải thiết kế quy trình từ đầu, huấn luyện công nhân may, những ngày sản xuất đầu tiên năng suất chỉ bằng 1/6 so với năng suất tối đa.
“Những ngày đầu sản xuất (tuần từ 3-10/2), chúng tôi chỉ may được 20.000 khẩu trang vải/ngày. Đến tuần từ 10-16/2 mới tăng năng suất lên được 200.000 khẩu trang/ngày. Tuần từ 17-24/2, có thêm sự vào cuộc của các đơn vị như Nhà Bè, Dệt May Huế, May Hồ Gươm, Dệt Nha Trang…, thì năng suất mới tăng lên từ 450.000-500.000 chiếc/ngày”, ông Hiếu nói.
Trên thực tế, dù Vinatex và các đơn vị thành viên đã từng bước tăng sản lượng sản xuất khẩu trang, song người tiêu dùng vẫn khá khó khăn để có thể mua được khẩu trang này. Lý giải cho tình trạng trên, ông Cao Hữu Hiếu cho hay: Khẩu trang do các doanh nghiệp thuộc Vinatex sản xuất được ưu tiên cung ứng cho các đơn hàng từ các tổ chức lớn các tỉnh, thành trong cả nước.
Các đơn vị này có trách nhiệm phân phối đúng đối tượng có nguy cơ cao, ưu tiên sử dụng khẩu trang trước như y tế, quân đội, hàng không, ngân hàng, trường học…
Chỉ 10% số lượng hàng sản xuất được đưa ra thị trường bán lẻ. Tại 5 điểm bán lẻ của Vinatex trên thị trường Hà Nội, mỗi ngày cung ứng từ 3.000 – 6.000 khẩu trang, chỉ bán cho mỗi khách 5 chiếc, để đảm bảo trung bình mỗi ngày có 600 – 1.200 khách có thể mua được hàng.
“Từ ngày 17/2 sản lượng tăng lên, chúng tôi cung ứng tới 10.000 khẩu trang/ngày nên khách hàng có thể bình tĩnh đợi đến lượt mình mua hàng, không nên tích trữ, để dành cơ hội mua hàng cho những người khác”, ông Hiếu khuyến cáo.
Cũng theo ông Hiếu, Vinatex cùng các đơn vị được Tập đoàn phân công may khẩu trang đã phải làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần. Do đó ngoài việc tăng chi phí ngoài dự kiến, số lượng làm thêm giờ của người lao động trong đợt sản xuất khẩu trang phục vụ công tác chống dịch Covid-19 cũng đã chiếm gần 50% số lượng giờ làm thêm cho phép trong cả năm 2020.
Do đó, Vinatex kiến nghị các cơ quan chức năng không ghi nhận số giờ tăng ca, làm thêm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 này vào số giờ tăng ca, làm thêm được phép trong Luật lao động, để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu năm 2020.
Ngoài ra, Vinatex đề nghị các ngân hàng nới hạn mức tín dụng, gia hạn vòng quay vốn lưu động cho các doanh nghiệp đang sản xuất phục vụ đợt phòng chống dịch Covid-19 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ổn định, đạt hiệu quả.
“Với Bộ Y tế, chúng tôi đề nghị Bộ nên sớm đưa ra bộ tiêu chuẩn phù hợp cho những loại khẩu trang không phải là khẩu trang y tế để việc sản xuất và công bố chất lượng khẩu trang hợp quy của doanh nghiệp thuận lợi hơn…”, ông Hiếu nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics