Vì sao vướng mắc kiểm dịch về thủy sản 6 năm chưa được giải quyết?
![]() | Nhuyễn thể Việt chinh phục thị trường ‘khó tính” |
![]() | Xuất khẩu tôm “nhắm” 3,9 tỷ USD năm 2022 |
![]() |
Thủy sản nhập khẩu qua đường hàng không. Ảnh: T.H |
Tứ bức xúc của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi lên Chính phủ và Thủ tướng báo cáo về vướng mắc lớn nhất của cộng đồng thủy sản hiện nay đó là hoạt động kiểm tra hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm lại bị áp vào danh mục kiểm dịch.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, bất cập nêu trên đã tồn tại suốt 6 năm qua và chưa được rà soát, sửa đổi theo quyết nghị cụ thể về nội dung này được ghi rõ tại các Nghị quyết 19 (năm 2016, 2017, 2018, 2019) và Nghị quyết 02 (năm 2020, 2021) của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo VASEP, hoạt động kiểm tra nhà nước đối với hàng thủy sản nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các thông tư về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT; Thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, là chưa đúng bản chất của hoạt động kiểm tra này với nhóm sản phẩm thuỷ sản chế biến dùng làm thực phẩm.
Danh mục hàng phải “kiểm dịch” theo quy định tại 3 thông tư nêu trên rất rộng. Các container hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra 100% (kiểm tra hồ sơ, cảm quan) dù nhập cho mục đích gì (gia công hàng xuất khẩu, hay tiêu dùng nội địa) và có lịch sử ra sao; việc lấy mẫu kiểm nghiệm áp dụng khi có nghi ngờ đối với hàng nhập để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và 20% số lô/năm đối với hàng nhập để tiêu dùng nội địa.
Theo VASEP, việc chưa phân biệt được chỉ tiêu về dịch bệnh và an toàn thực phẩm khi sản phẩm là thực phẩm dùng cho người, thậm chí bị đánh tráo khái niệm, khiến quy mô hàng hoá và đối tượng chịu điều chỉnh quá mức cần thiết.
Theo ông Trương Đình Hòe, quy định “kiểm dịch” như nêu trên đã gây ra sự khác biệt trong chính quy định kiểm tra thuỷ sản xuất khẩu và thuỷ sản nhập khẩu, khác biệt trong kiểm tra sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
Đồng thời, quy định này gây ra nhiều mâu thuẫn với hệ thống luật pháp sản có, đi ngược lại các Nghị quyết của Chính phủ, mở rộng đối tượng, danh mục “kiểm dịch” trong quá trình hơn 10 năm qua.
Hầu như không có quốc gia nào kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu. Ngay như EU, thị trường đang kiểm dịch chặt chẽ nhất cũng chỉ yêu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh áp dụng đối với loài cá và giáp xác còn sống. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu thủy sản còn sống sang thị trường này.
Có một số trường hợp đặc biệt như Australia và Hàn Quốc thực hiện thêm phần kiểm dịch với nhóm sản phẩm này để đảm bảo an toàn dịch bệnh theo luật và đánh giá rủi ro riêng. Tuy nhiên, các nước này có thông báo theo quy trình cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chỉ áp dụng với sản phẩm tươi đông lạnh chưa nấu chín.
Trước những vướng mắc nêu trên, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo bỏ quy định phải kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước.
Đồng thời, VASEP kiến nghị bỏ quy định kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu tiêu thụ nội địa được đánh giá không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam, các thuỷ sản chế biến dưới dạng đông lạnh, hàng khô… dùng làm thực phẩm cho người.
Bên cạnh đó, tối ưu hoá các quy định về kiểm dịch với thuỷ sản sống, tươi, ướp lạnh là đối tượng chủ yếu lây lan dịch bệnh thủy sản trên nguyên tắc là vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh nhưng cũng vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế, dựa theo các nguyên tắc vệ sinh thú y của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các nguyên tắc kiểm dịch nhập khẩu của các thị trường nhập khẩu chính như EU, Mỹ,…
Đồng thời, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị sửa đổi 3 thông tư nêu trên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay trong quý 1/2022 để phân định rõ hoạt động kiểm tra nhập khẩu phù hợp với các danh mục sản phẩm khác nhau.
VASEP mong muốn sớm hoàn tất việc số hóa thủ tục kiểm dịch nhập khẩu để đưa các thủ tục này lên Cổng Thông tin một cửa Quốc gia, không bắt buộc doanh nghiệp phải nộp hồ sơ giấy.
Tin liên quan

Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng cho nguyên liệu thủy sản nhập khẩu
14:16 | 06/02/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm
18:59 | 28/10/2024 Kinh tế

Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Dấu mốc quan trọng của Honda Việt Nam mở ra kỷ nguyên Di chuyển Xanh
16:06 | 04/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

QUATEST 3 nghiên cứu và triển khai phương pháp hiệu chuẩn máy đo biên dạng
14:50 | 04/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Cảng Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam
09:22 | 04/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

GE Healthcare và FPT hợp tác thành lập Trung tâm Năng lực FPT tại Việt Nam
16:29 | 03/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Các mẫu xe Lynk & Co được ưu đãi lớn trong tháng 4
12:18 | 03/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Subaru tặng quà lớn nhân 15 năm có mặt tại Việt Nam
09:51 | 03/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container tốc hành TPHCM- Thượng Hải- Bờ Tây Hoa Kỳ
09:33 | 03/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 1
09:26 | 03/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc
22:04 | 02/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025
21:17 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”
18:40 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra
18:36 | 01/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel khôi phục liên lạc, hỗ trợ người dân và đoàn cứu hộ tại Myanmar
10:10 | 01/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Khởi tố, bắt Hằng Du mục và Quang Linh Vlog trong vụ “Kẹo rau củ Kera”

Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất - nguồn vốn vay không lãi suất

Hướng đến phân cấp quản lý thuế theo mô hình tổ chức mới

Hoa Kỳ tăng thuế đối ứng 46%, thương mại điện tử Việt Nam đối diện thách thức

Dấu mốc quan trọng của Honda Việt Nam mở ra kỷ nguyên Di chuyển Xanh

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Hải quan

Hải quan tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp trước việc Mỹ áp thuế đối ứng

Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động được xử lý trong 3 ngày

Cảnh báo trang Fanpage của Tạp chí Kinh tế -Tài chính bị giả mạo

Ngành Thuế triển khai gia hạn nộp thuế TTĐB cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Hải quan khu vực III thu ngân sách tăng hơn 28%

Dễ dàng hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động trên eTax Mobile

Quảng Ninh lập ban chỉ đạo xây dựng cửa khẩu thông minh

Mỹ áp thuế 46%: Phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng của xuất khẩu của Việt Nam

Mỹ - thị trường xuất khẩu trăm tỷ đô của Việt Nam

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh mới

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Hải quan phát hiện, xử lý hơn 3.800 vụ vi phạm trong quý 1

Khởi tố 10 đối tượng trong đường dây sản xuất 1,4 tấn ma túy

Quảng Bình: Triệt phá chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp

Manh mối lần ra "xưởng sản xuất ma túy" lớn nhất Việt Nam

Quảng Trị: Thu giữ 130kg pháo vận chuyển trái phép

Hình ảnh xưởng sản xuất ma túy lớn nhất từ trước đến nay vừa bị triệt phá

Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất - nguồn vốn vay không lãi suất

Hướng đến phân cấp quản lý thuế theo mô hình tổ chức mới

Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động được xử lý trong 3 ngày

Ngành Thuế triển khai gia hạn nộp thuế TTĐB cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
