Vì sao khó kéo giảm chi phí hoạt động xuất nhập khẩu?
Có nhiều nguyên nhân khiến chi phí XNK khó kéo giảm thời gian qua như tình hình dịch bệnh Covid-19 của một số quốc gia vẫn giữ chính sách zero Covid, giá xăng dầu tăng, xung đột Nga-Ukraine… Ảnh: S.T |
Áp lực lớn
Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng: Tạp chí Hải quan là cầu nối hỗ trợ DN vượt qua khó khăn Hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, hạn chế di chuyển đã tác động lớn đến những doanh nghiệp có kim ngạch thương mại lớn và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, linh kiện phải nhập khẩu. Tuy nhiên, vượt lên những tác động tiêu cực của dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm qua đã có những kết quả đáng khích lệ. Năm 2021,kim ngạch XNK cả nước lần đầu tiên đạt gần 700 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch XNK đạt 109 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh những kết quả tích cực, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cũng đã làm đứt gãy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, khi nguyên vật liệu nhập khẩu khan hiến, giá tăng. Bên cạnh đó, xung đột quân sự Nga - Ukraine, giá dầu thế giới tăng cao làm cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đang phải chịu chi phí rất cao. Theo thông tin từ các Hiệp hội doanh nghiệp và các hãng vận tải biển, hàng không, hiện chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hàng không của doanh nghiệp đều tăng từ 1 đến nhiều lần so với thời điểm chưa có dịch - năm 2019. Nếu như trước khi xảy ra dịch Covid-19, cước vận chuyển tàu biển chỉ khoảng 1.000-3.000 USD/container thì sau đó tăng lên 10.000 USD/container và hiện tại là 14.000- 15.000 USD/container 40 feet. Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như giãn, giảm thuế, cũng như các gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp… Ngành Hải quan đã có nhiều chính sách, việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch và phục hồi. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị trong Ngành thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cá nhân trong thực hiện thủ tục hải quan; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong giải quyết thủ tục hành chính trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát; đảm bảo công tác giám sát, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, xuất nhập khẩu. Được sự đồng ý của Tổng cục Hải quan, Tạp chí Hải quan tổ chức buổi tọa đàm: “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp”, với mong muốn là cầu nối hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới. T.H (ghi) |
Đại dịch Covid-19 bùng phát, đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của cả nước; trong đó hoạt động XNK của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ. Cùng với đó, xung đột quân sự Nga- Ukraine và giá dầu thế giới tăng, dẫn đến chi phí vận tải, logistics tăng cao càng làm cho chi phí XNK gia tăng.
Theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, chi phí bị đẩy lên cao, khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chấp nhận hòa vốn, thậm chí bị lỗ để xuất khẩu hàng hóa nhằm duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Gần đây, phí chuyên chở container tiếp tục được nhiều hãng tàu thông báo điều chỉnh tăng đến 20%, dù mức giá đã rất cao, tăng nhiều lần so với trước khi có dịch.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 6/4, ông Trần Việt Huy, Trưởng Ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại - Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nhận định, đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế và đời sống xã hội của cả thế giới, làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hoạt động logistics. Trong khi đó, hiện có khoảng 97% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics với quy mô vừa và nhỏ nên bị tác động nặng nề.
Mặc dù, từ tháng 5/2020, hoạt động logistics được phục hồi theo nền kinh tế nhưng hiện nay khoảng 20% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics vẫn còn suy giảm về hoạt động. So với trước đại dịch, lượng hàng hóa vận tải qua biên giới, đặc biệt với Trung Quốc vẫn bị tắc nghẽn… Sự đứt gãy chuỗi cung ứng đang thay đổi xu hướng thương mại toàn cầu. Bảo hộ thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia thay vì toàn cầu hóa như trước thì giờ đây họ lại muốn đưa sản xuất về nước, tăng trừng phạt lẫn nhau khiến việc xuất khẩu của doanh nghiệp thêm khó khăn. Chuỗi cung ứng và chi phí logistics bị thay đổi, đội giá lên nhiều lần.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chia sẻ, cước vận tải và giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua ảnh hưởng lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hiện, giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ đã tăng từ 1,8 USD/kg lên 18 USD/kg (gấp 10 lần). Doanh nghiệp càng xuất khẩu càng lỗ. “Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động, giá nguyên, nhiên liệu giữ ở mức cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động vận tải trong xuất nhập khẩu nên doanh nghiệp phải chuẩn bị tinh thần để đối phó”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh.
Nhiều giải pháp kéo giảm chi phí
Lý giải về nguyên nhân chi phí xuất nhập khẩu chưa thể kéo giảm, ông Đào Duy Tám, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến chi phí XNK khó kéo giảm thời gian qua như tình hình dịch bệnh Covid-19 của một số quốc gia vẫn giữ chính sách zero Covid, giá xăng dầu tăng, xung đột Nga-Ukraine… Ngoài ra, trong hoạt động XNK các bộ ngành liên quan đến cấp phép, kiểm tra chuyên ngành việc cùng thực hiện thủ tục cải cách hành chính nhưng còn chưa được đồng bộ, một số quy định ban hành ra chưa theo kịp thực tiễn, văn bản quản lý chuyên ngành còn chồng chéo. Từ phía các doanh nghiệp, kiến thức cũng như sự am hiểu về trình tự thủ tục hải quan, quy định liên quan đến hàng hóa XNK vẫn chưa nắm rõ nên dễ dẫn đến sai sót, vướng mắc.
Theo ông Tám, mặc dù có nhiều biện pháp cắt giảm thiết thực nhưng doanh nghiệp vẫn cần những giải pháp để có thể giải phóng hàng hóa nhanh hơn. Do đó, trong thời gian tới ngành Hải quan sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật, các nghị định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, chia sẻ dữ liệu, theo hướng tiếp tục không yêu cầu doanh nghiệp nộp những giấy tờ đã có trên hệ thống...
Bên cạnh đó, thực hiện giải pháp hướng tới Hải quan phi giấy tờ. Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 384/CT-TCHQ về cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hải quan hướng tới Hải quan phi giấy tờ năm 2022. Đây là giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT cũng như là sử dụng chứng từ điện tử thay cho chứng từ giấy, qua đó hỗ trợ cho hoạt động XNK của doanh nghiệp. Trong năm 2022, các bộ ngành phối hợp đẩy mạnh triển khai kết nối trao đổi chứng từ điện tử thông qua Cơ chế một cửa ASEAN, kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử với các đối tác thương mại như Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu...
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, nhằm góp phần kéo giảm chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, Công ty CP Bellazio Logistics có vốn điều lệ 100 tỷ đồng với sự tham gia của nhiều "ông lớn" gồm: IPPG, Sasco, Vietnam Post, Viettel Post, Bellazio Trading Online và IPP Air Cargo. Công ty này vừa được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 5/4/2022. Đồng thời, ngày 29/3, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa cho IPP Air Cargo. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng cho hay, IPPG đã ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing trị giá 3,5 tỷ USD để chuẩn bị cho kế hoạch bay của hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa đầu tiên của Việt Nam.
Còn theo ông Lê Minh Phúc, Tổng giám đốc Công ty Quản lý và khai thác cảng quốc tế Long An, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa XNK nên điều chỉnh theo phương án thay vì nhập CIF xuất FOB thì nên nhập FOB và bán CIF sẽ chủ động được chi phí đường biển, hàng không. Về chi phí XNK, hiện chỗ trên tàu ngày càng ít đi, lượng container rỗng cũng ít nên các khách hàng có lượng hàng hóa XNK lớn, tới 20-25 container/chuyến có thể nghiên cứu chuyển sang phương án xuất hàng rời và đi bằng tàu khoảng 7-8 ngàn tấn. Phương án này sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian rất lớn cho doanh nghiệp.
Ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng phòng Giám sát quản lý - Cục Hải quan TPHCM: Doanh nghiệp không nắm vững pháp luật khi thực hiện chắc chắn sẽ gặp vướng mắc Cục Hải quan TPHCM là cơ quan thực thi pháp luật và để thực hiện thông quan hàng hóa thì cần nghiên cứu một "rừng" văn bản. Chỉ tính ở cấp độ luật đã có không dưới 50 luật, kèm theo đó là rất nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Do đó, để thực hiện thủ tục hải quan thông suốt cần thông thạo từng đó văn bản, đây là điều cực kỳ khó. Và khi có những quy định chưa rõ ràng, có thể dẫn tới tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan thì cơ quan ban hành văn bản chính là nơi đưa ra phán quyết cuối cùng. Do đó, khi đụng tới vướng mắc của bộ ngành nào DN nên chủ động liên hệ với bộ ngành, cơ quan ban hành văn bản đó để được tháo gỡ nhanh chóng. Vì nếu nêu vướng mắc với cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan cũng phải đi hỏi các cơ quan ban hành văn bản và phải mất thêm thời gian. Trong khi đó, về phía các cơ quan quản lý chuyên ngành, cũng cần có giải pháp giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thông quan. Làm thủ tục hải quan có nhanh hay không thì đội ngũ nhân viên của DN phải am hiểu. Hiện các thủ tục XNK rất nhiều, do nhiều bộ, ngành ban hành, nếu DN nắm không vững khi thực hiện chắc chắn sẽ gặp vướng mắc. Do đó, bên cạnh việc đào tạo cho cán bộ công chức, Cục Hải quan TPHCM cũng sẽ đào tạo cho DN về thủ tục XNK, tư vấn cho DN khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết FTA để DN nắm được cách thức, xuất khẩu tới thị trường đó một cách thuận lợi nhất, có thuế suất thấp nhất và lựa chọn được xuất xứ có lợi nhất. Trong xây dựng thể chế, cơ quan quản lý rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của cộng đồng DN. Khi tham gia xây dựng các dự thảo, các bộ, ngành đều đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nhưng ý kiến đóng góp của DN thường rất ít, DN cần tích cực tham gia đóng góp ý kiến một cách cụ thể và thực chất hơn. Vì khi quy định được ban hành, nếu có vướng mắc thì chính DN là người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn IPPG: Sẵn sàng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ kết nối với cơ quan Hải quan Theo quan sát của cá nhân tôi, ngành Hải quan đã có rất nhiều thay đổi, nổi bật là việc quan tâm đầu tư về công nghệ. Riêng tại các sân bay, hiện nay các chi cục Hải quan đều làm việc 3 ca, đảm bảo thực hiện thủ tục 24/7. Tuy nhiên, các bộ ngành khác thì vẫn chỉ làm việc 8 tiếng/ngày, điều này đã làm giảm đáng kể mức độ hiệu quả của những nỗ lực thay đổi của ngành Hải quan trong việc hỗ trợ DN. Do đó, rất cần có sự đồng hành của các bộ ngành khác để tạo ra sự đột phá về hiệu quả hỗ trợ. Theo đó, tôi kiến nghị các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính liên quan tới logistics để hỗ trợ DN cắt giảm chi phí, giải phóng hàng nhanh. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng logistics, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và trung tâm logistics. Hiện các công ty logistics, công ty chuyển phát nhanh, công ty vận tải hàng không và tàu biển đều rất cần các kho hàng. Sắp tới, nếu IPP Air Cargo và Bellazio Logistics ra đời thì tại 22 sân bay quốc tế và nội địa của Việt Nam sẽ thiếu trầm trọng các kho hàng, như vậy thì IPP Air Cargo không thể phủ sóng được hết 22 sân bay. Do đó, rất cần Chính phủ hỗ trợ để Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không quy hoạch hệ thống kho hàng để khi IPP Air Cargo đi vào hoạt động có thể mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi sẵn sàng đầu tư để có một hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ kết nối với cơ quan Hải quan, ngay cả tại những sân bay nhỏ. Khi đó, Tổng cục Hải quan có thể kiểm soát hoàn toàn hàng hóa và Hải quan địa phương sẽ có thể kiểm tra, thông quan ngay khi hàng hóa vừa đáp xuống sân bay. Ông Đặng Lợi Hoan, Tổng giám đốc Công ty LF Logistics (Bình Dương): Phần mềm miễn phí giảm chi phí cho doanh nghiệp Trong thời gian qua, các DN XNK cũng như DN logistics đều ghi nhận sự cải cách của Chính phủ cũng như ngành Hải quan. Trong đó, ngành Hải quan đã có nhiều chương trình cải cách, hỗ trợ cho LF logistics nói riêng và cộng đồng DN nói chung. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều thuận lợi từ những chính sách này. Sau đại dịch Covid-19, tất cả các DN đang trên đà phục hồi, nhưng với việc chi phí logistics tăng cao như hiện nay thì sức cạnh tranh của các DN Việt Nam sẽ kém đi nên rất cần sự chung tay hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, việc cơ quan Hải quan cung cấp phần mềm miễn phí đã giúp giảm rất nhiều chi phí cho DN, hạn chế việc đi lại, đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, việc giám sát hải quan, quy trình ngày càng đơn giản hơn; việc kiểm tra hàng hóa qua máy soi cũng được đơn giản hóa rất nhiều. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào sự tuân thủ của DN. Tuy nhiên, tất cả các DN đều nhìn thấy là việc đơn giản hóa càng ngày càng đi sâu vào hoạt động XNK và kinh doanh của DN. Hiện Công ty LF Logistics đã và đang phục vụ cho hơn 400 thương hiệu lớn trên thế giới và chúng tôi có thể khẳng định là trong năm 2022 này, sản lượng đạt được tại Việt Nam sẽ tăng ít nhất 30% và điều này sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Ông Trần Việt Huy, Trưởng Ban Hải quan và thuận lợi hóa thương mại - Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam: Không phải cơ quan nào cũng dám tham gia dự án của USAID về đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp Ngành Hải quan đã làm được rất nhiều việc trong giai đoạn vừa qua, điển hình là việc sửa đổi chính sách, chuyển đổi số nhằm cắt giảm chi phí cho DN. Ngành Hải quan cũng đã thẳng thắn thực hiện một việc mà không phải cơ quan nào cũng dám làm là tham gia dự án của USAID về đánh giá mức độ hài lòng của DN với cơ quan Hải quan. Đây là đánh giá của một cơ quan trung lập với rất nhiều góc cạnh và cơ quan Hải quan đã dám soi lại chính mình và công khai kết quả đó. Ngành Hải quan cũng tham gia rất nhiều chương trình đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN. Thông qua đó, Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam đã có cơ hội tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho ngành Hải quan trong công tác đơn giản hóa thủ tục. Để nâng cao hiệu quả trong công tác tạo thuận lợi thương mại, tôi kiến nghị các thủ tục hải quan cần tăng cường các chính sách hướng tới mục tiêu chính là bảo vệ hoạt động thương mại hợp tác, chống gian lận thương mại. Hiện nay các quy định đang theo hướng tạo thuận lợi cho các DN lớn và DN FDI. Trong khi các DN nhỏ thì thiếu công cụ hỗ trợ, dù họ tuân thủ rất tốt. Do đó, cần có các chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc tạo thuận lợi cho các chủ thể có mức độ tuân thủ cao vì hiện tại chưa có chính sách đưa các DN tuân thủ tốt nhưng quy mô nhỏ được hưởng chế độ ưu tiên. Nhóm PV (ghi) |
Tin liên quan
Nga cân nhắc lợi ích, để ngỏ khả năng rút khỏi Hội đồng Bắc Cực
13:26 | 07/02/2024 Nhìn ra thế giới
Bức tranh màu xám của thế giới năm 2023
08:32 | 02/01/2024 Nhìn ra thế giới
Sức phục hồi ấn tượng của các thị trường mới nổi
07:00 | 19/11/2023 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics