Vẫn còn nhiều dư địa để cải cách môi trường kinh doanh
Theo bà đâu là thủ tục, điều kiện kinh doanh khiến doanh nghiệp “sợ” nhất trong thời gian qua?
Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm 12.600 mặt hàng từ khoảng 82.698 mặt hàng (2015) xuống còn 70.087 mặt hàng (hiện nay), tỷ lệ các lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan khoảng 19,4% lĩnh vực. Trên nhiều lĩnh vực, các quy định về kiểm tra chuyên ngành đang từng bước áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Hầu hết các thủ tục về quản lý chất lượng được chuyển sang giai đoạn sau thông quan, thành phần hồ sơ và thời gian thực hiện thủ kiểm tra chuyên ngành đã được rút ngắn đáng kể. Tính đến nay, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với 207/250 thủ tục.
Dù vậy, thủ tục về quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn là nỗi lo lớn đối với doanh nghiệp khi những thay đổi tích cực trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn quá ít so với yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của doanh nghiệp. Thực tế, số lượng văn bản quá nhiều, gây khó khăn, lúng túng cho cả doanh nghiệp và cả cơ quan Hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng.
Vẫn còn điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, thiếu rõ ràng, có thể dẫn tới sự tùy ý của cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều điều kiện kinh doanh thể hiện dưới hình thức quy định về chứng chỉ do cơ quan quản lý nhà nước đào tạo và cấp khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Việc quy định về chứng chỉ đôi khi mang tính hình thức hơn là năng lực thực chất.
Ngoài ra, chất lượng văn bản chưa cao, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cũng dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp để cập nhật và chuẩn bị đáp ứng yêu cầu. Một số quy định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhưng có văn bản gây trở ngại hơn. Thậm chí, có quy định ở văn bản mới ra còn mâu thuẫn và trái với các với quy định của pháp luật hiện hành.
Lấy ví dụ Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH (thay thế Danh mục tại Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH) yêu cầu kiểm tra an toàn lao động trước thông quan đối với những nhóm sản phẩm, hàng hóa chỉ có thể kiểm tra khi đã lắp đặt, đưa vào vận hành (như thang cuốn, thang máy…). Đây là quy định phi lý, được phản ánh nhiều lần, song chưa có động thái sửa đổi nào từ cơ quan hữu quan.
Chúng ta còn ở vị trí xa với môi trường kinh doanh top 4 ASEAN, đâu là nguyên nhân của thực trạng trên, thưa bà?
Ở những bảng xếp hạng khác nhau thì chúng ta có vị thế khác nhau, ở bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thì Việt Nam đứng thứ 5, như vậy có nghĩa là chúng ta chưa được vào top 4 nước đứng đầu ASEAN. Hay vị trí về năng lực cạnh tranh thì chúng ta cũng đứng thứ 7, còn khoảng cách rất xa để Việt Nam vào được top 4 nước đứng đầu. Mỗi bảng xếp hạng thì chúng ta có những nguyên nhân khác nhau, chúng ta đã có những tiến bộ vượt bậc trong cải cách môi trường kinh doanh nhưng chỉ mới ở một số lĩnh vực như tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, khởi sự kinh doanh, nộp thuế và Bảo hiểm xã hội, nhưng một số các vấn đề khác chúng ta còn chậm thay đổi như đăng ký và sở hữu tài sản. Và 2 lĩnh vực về tư pháp là giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản của doanh nghiệp thì dường như càng ngày càng tụt dần và đi sau rất nhiều so với các nước. Đây là những lý do dẫn tới vì sao chúng ta chưa vào được các nhóm nước ASEAN 4 dù một số chỉ số của chúng ta đã cải thiện tốt.
Đối với chỉ số năng lực cạnh tranh thì chúng ta đứng ở vị trí thứ 7 vì năng lực cạnh tranh là mảng vấn đề rộng hơn rất nhiều bao phủ từ thể chế, hạ tầng đến nguồn nhân lực, kĩ năng, hoạt động kinh doanh… Chúng ta lại bị cản trở rất nhiều ở nguồn nhân lực, kĩ năng, thể chế về môi trường kinh doanh dẫn tới năng lực kinh doanh của chúng ta còn đang hạn chế. Do đó khả năng chúng ta vào được nhóm các nước ASEAN 4 càng trở nên thách thức hơn.
Trong thời gian tới, theo bà, đâu sẽ là động lực để tạo ra những áp lực về cải cách môi trường kinh doanh và chúng ta nên tập trung cải cách ở khía cạnh nào?
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã tập trung cải cách trên các yếu tố về chỉ số môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bởi đây là những bảng xếp hạng mà những nhà đầu tư quốc tế khi muốn đầu tư kinh doanh vào một quốc gia thường tham khảo để xem ở quốc gia này có đủ hấp dẫn các nhà đầu tư hay không. Mặt khác chúng ta cũng dùng tinh thần của các thông lệ quốc tế để cải cách trong nước, trên cơ sở đó chúng ta sẽ cải cách về điều kiện kinh doanh, cải cách về thủ tục quản lý kiểm tra chuyên ngành, ứng dụng CNTT và cải cách về thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là những mảng vấn đề mà chúng ta đang đẩy mạnh dựa trên những thông lệ quốc tế tốt.
Rõ ràng dư địa cải cách vẫn còn rất nhiều và tới đây tôi nghĩ dư địa này có thể tập trung vào các mảng vấn đề như tiếp tục cải cách nâng cao chất lượng về điều kiện kinh doanh. Thời gian vừa qua chúng ta đã chú trọng vào cắt giảm số lượng và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh nhưng tới đây chúng ta sẽ chú trọng vào chất lượng của từng điều kiện kinh doanh đó. Bên cạnh đó, hoạt động về quản lý chuyên ngành mới đang thực hiện ở một số lĩnh vực thì tới đây sẽ thay đổi phương thức quản lý. Chúng ta sẽ sử dụng các thông lệ quốc tế tốt, ví dụ như các phương pháp quản lý rủi ro để áp dụng chung cho các hoạt động về quản lý chuyên ngành nhờ đó vừa giúp cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn vừa giúp giảm áp lực cho các cơ quan thực hiện quản lý. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT và thực hiện thực chất dịch vụ công trực tuyến là một trong những yêu cầu cần thiết.
Mặt khác theo tôi cần chú trọng hơn là tạo một hành lang pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Bởi thiếu hành lang pháp lý sẽ làm giảm đi những cơ hội để phát triển các phương thức không dùng tiền mặt mới.
Xin cảm ơn bà!
Bà Nguyễn Thị Việt Anh, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh: Đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh trong Nghị quyết 02, chúng tôi tuy là cơ quan đầu mối, nhưng nhiệm vụ này cần có 5 bộ, ngành phối hợp với nhau là: Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội. Từ 2019 - 2020, chúng tôi đã ban hành được Nghị định 122, liên thông 4 thủ tục hành chính cho doanh nghiệp: đăng ký kinh doanh – cấp mã số bảo hiểm – đăng ký lao động – mua hóa đơn. Lúc này doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi để giải quyết và các cơ quan phải tự liên thông với nhau để xử lý vấn đề của họ. Đến nay, đã có 34.000 doanh nghiệp nộp hồ sơ theo cơ chế liên thông mới ban hành này, rút ngắn được nhiều thời gian và các thủ tục cho doanh nghiệp. Tuấn Phong (ghi) |
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK