Cần biện pháp quản lý mới cho cách thức kinh doanh mới
Pháp luật kinh doanh cần nhiều sự thay đổi hơn nữa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: ST |
Thuận lợi gia nhập thị trường
Trong năm 2020, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Đây là các văn bản pháp luật quan trọng, tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.
Theo đánh giá tại báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh của VCCI, năm 2020, Chính phủ đã soạn thảo và ban hành các văn bản có tính chất thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh. Đây được xem là một trong những điểm sáng của hoạt động ban hành chính sách trong năm nay.
Nghị định 122/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành đã xây dựng quy trình liên thông giữa các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, thủ tục về hóa đơn, chứng từ, tích hợp ba quy trình: đăng ký bảo hiểm xã hội, khai trình việc sử dụng lao động và đăng ký sử dụng hóa đơn vào quy trình thành lập doanh nghiệp. Theo quy định mới này, doanh nghiệp sẽ chỉ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, kê khai 1 biểu mẫu, thực hiện tại 1 cơ quan và nhận 1 kết quả thống nhất, rút ngắn được tối đa thời gian gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
Cùng với đó, Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài theo hướng bổ sung đối tượng được miễn lệ phí môn bài gồm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới thành lập. Nếu như trước đây, bất kỳ chủ thể kinh doanh nào gia nhập thị trường đều phải đóng lệ phí môn bài và đây là mức phí được đóng hàng năm, thì từ ngày 1/1/2021, theo quy định mới, trong năm đầu tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra hoạt động kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ không phải đóng lệ phí môn bài. Các doanh nghiệp và chuyên gia đánh giá, việc miễn đóng lệ phí môn bài trong năm đầu kinh doanh sẽ tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị trường.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho hay, năm 2020, Chính phủ và Quốc hội có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, sửa đổi nhiều Luật. Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư mới ban hành đã tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản luôn cần đất đai, nhưng vẫn còn vướng mắc pháp lý về việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất đô thị…
Cũng về vấn đề này, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, việc quản lý đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chịu sự chồng lấn về mặt quản lý giữa các cơ quan nhà nước khác nhau.
Bổ sung kịp thời cho nhu cầu thực tế
Bên cạnh những khó khăn trong việc sửa đổi các quy định cũ, nhiều vấn đề của pháp luật kinh doanh trong bối cảnh mới, nhất là bối cảnh kinh tế số được các doanh nghiệp kiến nghị phải bổ sung, sửa đổi kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Theo các chuyên gia, sự phát triển kinh tế số là tất yếu. Nhưng trong quá trình phát triển đó, một số vấn đề nảy sinh và cần có sự can thiệp của Nhà nước để nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn và giảm các tác động tiêu cực đến xã hội. Vai trò của Nhà nước lúc này trong việc xây dựng và bảo đảm thực thi có hiệu quả các hành lang pháp lý cho kinh tế số là vô cùng quan trọng. Các quy định pháp luật hợp lý, khả thi và công bằng sẽ giúp tạo điều kiện cho kinh tế số phát triển nhanh, bền vững và lành mạnh.
Hiện Chính phủ đang có kế hoạch sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình và chuẩn bị ban hành mới Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Đặc biệt, vấn đề về quản lý thuế đối với các ngành kinh tế số cũng đang nhận được sự quan tâm lớn lớn, trong việc thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức bán hàng hoá, dịch vụ trên các nền tảng; thu thuế nhà thầu đối với các dịch vụ được cung cấp xuyên biên giới.
VCCI đánh giá, phương pháp thu thuế truyền thống đối với các dịch vụ xuyên biên giới là bên sử dụng dịch vụ ở Việt Nam sẽ phải kê khai nộp thuế thay cho bên cung cấp dịch vụ ở nước ngoài. Trước đây, khách hàng sử dụng dịch vụ xuyên biên giới thường là các doanh nghiệp, nên việc cơ quan thuế yêu cầu các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi doanh thu quảng cáo của các mạng xã hội đến từ các cá nhân, hộ gia đình mua bán quy mô nhỏ thì cách quản lý thuế này không còn phù hợp. Các cá nhân, hộ gia đình này thường áp dụng thuế khoán, không thực hiện quyết toán thuế cuối năm, nên sẽ không có cơ sở để yêu cầu họ kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài.
Để khắc phục vấn đề này, Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã yêu cầu các bên cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải chủ động kê khai và nộp thuế cho doanh thu có được từ Việt Nam. Nếu nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới không làm việc này thì các ngân hàng, đơn vị thanh toán sẽ phải chủ động khấu trừ tiền thuế trên các giao dịch thanh toán cho nhà cung cấp đó.
Tin liên quan
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
19:52 | 10/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thủ tướng Chính phủ: Tăng nguồn thu, cần "cởi trói" để mở rộng sản xuất kinh doanh
19:23 | 07/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Móng Cái: Tình hình buôn lậu phức tạp phía sau hoạt động kinh doanh trầm lắng
07:58 | 03/12/2024 An ninh XNK
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics