Trung Quốc chú trọng chất lượng tăng trưởng
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5% cho năm 2023, trong bối cảnh nước này bắt tay vào phục hồi kinh tế nhanh chóng sau một thắng lợi mang tính quyết định trước đại dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh bảo đảm ổn định kinh tế và tăng trưởng chất lượng cao, phát triển bền vững trong bối cảnh biến động kinh tế và bất ổn địa chính trị toàn cầu.
Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh rằng mặc dù mục tiêu tăng trưởng này được cho là thấp nhất trong hàng chục năm qua, nhưng điều đó vẫn có nghĩa Trung Quốc sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm nay và các nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang vật lộn với những nguy cơ suy thoái.
Xem xét kỹ những mục tiêu kinh tế của các nhà hoạch định chính sách trong những lĩnh vực cụ thể, các chuyên gia cho rằng những mục tiêu kinh tế năm nay phản ánh sự chú trọng của chính sách đối với sự ổn định và phát triển chất lượng cao dựa trên những gì họ coi là những điểm nổi bật trong báo cáo công tác chính phủ năm nay. Với việc Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh trong báo cáo công tác Chính phủ rằng Trung Quốc nên ưu tiên phục hồi và mở rộng tiêu dùng.
Chủ tịch Deloitte Trung Quốc Tưởng Dĩnh cho biết: "Các biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước, chẳng hạn như nâng cao thu nhập của nhóm thu nhập trung bình và thấp, thúc đẩy doanh số bán phương tiện năng lượng mới (NEV) và hỗ trợ phát triển lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi có khả năng giải phóng hoàn toàn sức tiêu dùng của người dân từ cả hai phía cung và cầu".
Báo cáo công tác Chính phủ coi việc ngăn ngừa và xoa dịu các nguy cơ kinh tế và tài chính lớn là một trong những ưu tiên chính trong năm nay, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang phát triển xanh sẽ tiếp tục. Báo cáo đặt ra các chỉ tiêu kinh tế khác cao hơn so với năm ngoái. Ví dụ, tỷ lệ thâm hụt trên GDP của Trung Quốc được dự đoán vào khoảng 3% trong năm 2023, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2022, điều cho thấy sự kích thích tài khóa tích cực hơn. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu cao hơn về việc làm, nhằm tạo ra 12 triệu việc làm mới ở đô thị trong năm 2023, so với mục tiêu "hơn 11 triệu việc làm" của năm ngoái.
Chuyên gia Điền Vân, một nhà quan sát kinh tế vĩ mô kỳ cựu, nhận định: "Những điểm nổi bật này chỉ ra một điều là Chính phủ đang tập trung nhiều hơn vào phát triển chất lượng cao thay vì chỉ theo đuổi các mục tiêu về mặt số lượng". Chuyên gia này nói thêm rằng các mục tiêu cho thấy suy nghĩ "giới hạn chót" của các nhà hoạch định chính sách khi họ muốn đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, lâu dài.
Các nhà quan sát nhấn mạnh rằng mặc dù kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận nhiều dấu hiệu đầy hứa hẹn trong những tuần gần đây, nhưng nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều "cơn gió ngược", từ biến động nhu cầu bên ngoài đến chính sách tiền tệ của Mỹ. Tuy nhiên, chuyên gia Điền Vân nhấn mạnh rằng các chính sách của Trung Quốc là độc lập và có dư địa phong phú để điều động hơn nữa. Điều này, cộng với thực tế là kinh tế Trung Quốc đang trong chu kỳ đi lên, sẽ đặt Trung Quốc vào một vị thế tốt hơn so với các thị trường phương Tây để chống chịu những nguy cơ ở phía trước.
Tin liên quan
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics