“Trong chuyển đổi số, Bộ Tài chính luôn đặt mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu”
| ||
Là một trong những bộ, ngành tiên phong chủ động triển khai lộ trình chuyển đổi số, công cuộc chuyển đối số, hiện đại hóa của ngành Tài chính đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được cộng đồng DN, người dân ghi nhận. Xin ông cho biết rõ hơn về điều này?
Đầu tiên, nói đến các thành tựu nổi bật đối với việc chuyển đổi số trong ngành Tài chính phải kể các hoạt động phục vụ người dân doanh nghiệp, hay chính là các dịch vụ công trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đã được điện tử hóa. Bên cạnh các DVCTT, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và cung cấp nhiều chương trình, ứng dụng phục vụ người dân doanh nghiệp như hóa đơn điện tử, Etax-Mobile, đến nay đã được triển khai trên toàn quốc. Theo đó, việc cung cấp các ứng dụng, dịch vụ số để xử lý các thủ tục hành chính trên môi trường mạng đã giúp giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là trong công tác quản lý Nhà nước về Tài chính. Bộ Tài chính đã triển khai các chương trình, ứng dụng nghiệp vụ cốt lõi và dần dần hình thành các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ các nhiệm vụ quản lý thuộc phạm vi của Bộ Tài chính. Đến nay Bộ Tài chính đã có 12 Kho Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho 12 lĩnh vực quan trọng của ngành Tài chính gồm: Ngân sách Nhà nước, Thuế, Kho bạc, Hải quan, Chứng khoán, Dự trữ, Giá, Bảo hiểm, Nợ công, Tài sản công, Tài chính doanh nghiệp, Danh mục dùng chung. Các Kho Cơ sở dữ liệu này đã phục vụ đắc lực cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác chỉ đạo điều hành về tài chính – ngân sách cũng như cung cấp, chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, trong công tác quản lý nội bộ, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều hệ thống ứng dụng lớn phục vụ cho hoạt động quản lý nội ngành.
Thưa ông, đâu là điểm cốt lõi để có được thành quả trong chuyển đổi số ngành Tài chính? Bộ Tài chính có gặp áp lực gì trong quá trình thực hiện chuyển đổi số hay không, thưa ông?
Điểm cốt lõi để có được những thành quả như ngày hôm nay chính là nhận thức của các cấp lãnh đạo trong cơ quan Bộ Tài chính, từ lãnh đạo Bộ cho đến lãnh đạo các Vụ/Cục, đơn vị thuộc Bộ. Bộ Tài chính là đơn vị có liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp, do vậy Lãnh đạo Bộ Tài chính qua các thời kỳ luôn có nhận thức đứng đắn đó là đặt mục tiêu phục vụ người dân doanh nghiệp lên hàng đầu, luôn nắm bắt được nhu cầu của người dân doanh nghiệp, sự thay đổi của xu thế, từ đó đưa ra các quyết sách, chỉ đạo phù hợp về việc triển khai các nhiệm vụ ngay từ thời kỳ tin học hóa và cho đến bây giờ là chuyển đổi số.
Về áp lực mà Bộ Tài chính gặp phải trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, đó là về nguồn nhân lực số của cơ quan Bộ Tài chính. Thực tế trong thời gian qua rất nhiều các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin/chuyển đổi số trong ngành Tài chính xin chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc, đồng thời với mức thu nhập như hiện tại, thì các cơ quan hành chính Nhà nước rất khó thu hút các nguồn nhân lực cao ở bên ngoài. Đây là một trong những áp lực và là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả triển khai chuyển đổi số của cơ quan Bộ Tài chính trong bối cảnh các công việc chuyển đổi số ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.
Xin ông cho biết những mục tiêu, định hướng lớn trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành Tài chính trong thời gian tới?
Tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính đã có đưa ra những tầm nhìn định hướng cụ thể để phát triển Bộ Tài chính số. Đó là Bộ Tài chính chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của Chính phủ, giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, giúp người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị chung và đồng thuận xã hội. Chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, làm việc hiệu quả trên môi trường số để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, đạt mục tiêu hình thành hệ sinh thái Tài chính số toàn diện, đầy đủ, phong phú và hiện đại trên mọi lĩnh vực, trong đó dữ liệu số được liên thông, kết nối chia sẻ, tận dụng để sử dụng nhiều lần; các quy trình, công việc được triển khai, thực hiện hoàn toàn trên môi trường số, đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong công cuộc cải cách hành chính theo lộ trình của Chính phủ, tiết kiệm thời gian, chi phí trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước cũng như hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Tất cả tầm nhìn và định hướng của Bộ Tài chính phù hợp với tầm nhìn, định hướng và lộ trình chung của Chính phủ.
Thưa ông, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã từng chia sẻ, với mục tiêu trở thành Bộ Tài chính số vào năm 2030, Bộ Tài chính sẽ chú trọng tập trung vào 4 đơn vị: Hải quan thông minh; Kho bạc số "3 không"; Chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán; Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp. Xin ông cho biết, Bộ Tài chính sẽ làm gì để đạt được những đột phá lớn đó?
Tại kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính, ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Tài chính được chia thành 2 vấn đề chính gồm: một là hoàn thiện các thể chế chính sách phù hợp với chuyển đổi số; hai là triển khai các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tập trung trên 5 mặt cốt lõi gồm phát triển hạ tầng, phát triển các nền tảng hệ thống, phát triển cơ sở dữ liệu, phát triển các ứng dụng dịch vụ, đảm bảo về an toàn bảo mật.
Bên cạnh tập trung hoàn thiện các thể chế chính sách phù hợp với chuyển đổi số, để hướng đến các mục tiêu Hải quan thông minh; Kho bạc số "3 không"; Chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán; Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân, DN. Cụ thể một số giải pháp công nghệ số đã được Bộ Tài chính đưa ra như: Phát triển và ứng dụng công nghệ TTNT (AI), máy học (Machine Learning) giúp tự động phân luồng xử lý công việc, tự động gom nhóm hồ sơ công việc điện tử nhằm hoàn thiện chương trình Quản lý văn bản và điều hành, Ứng dụng mã QR Code để thay thế cho số đến của Văn bản, mã nhiệm vụ chỉ đạo; Xây dựng, tích hợp giải pháp OCR ứng dụng trí tuệ nhân tạo với hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Cơ quan Bộ Tài chính; Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ thủ tục hành chính thuế, quy trình nghiệp vụ, ứng dụng cho người nộp thuế và cán bộ thuế; Ứng dụng công nghệ trợ lý ảo (chatbot) hỗ trợ cán bộ thuế sử dụng ứng dụng, hệ thống; Triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo vào xây dựng bài toán nghiệp vụ hệ thống công nghệ thông tin theo kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số. Theo đó, từ nay cho đến hết năm 2025, Bộ Tài chính sẽ tập trung nghiên cứu và phấn đấu áp dụng thành công các sản phẩm công nghệ số để đạt được các mục tiêu trên.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics