Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Dư địa nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp không còn nhiều, chính sách cần thay đổi
![]() |
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. |
Quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Sáng nay 1/10, tại Diễn đàn chính sách trực tuyến "Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19: Từ chính sách đến thực tiễn” do Tạp chí Hải quan tổ chức, các chuyên gia đã trao đổi và đánh giá về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, chính sách tín dụng là một “trợ lực” hết sức cần thiết để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó phải kể đến Thông tư 01 và các Thông tư 03, Thông tư 14 sửa đổi về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất, phí cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, các chính sách được NHNN ban hành kịp thời và rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hơn nữa, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đã nỗ lực kinh doanh, tăng thu từ dịch vụ để tăng lợi nhuận, cùng với Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu… đã giúp TCTD có nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn.
“Các TCTD có 3 thuận lợi, thứ nhất là chính sách kịp thời, đầy đủ; thứ hai là có đủ nguồn lực; thứ ba là xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng là cộng sinh, cùng chia sẻ bằng tinh thần trách nhiệm cao”, TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, nói về khó khăn của ngành Ngân hàng, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, bản thân TCTD cũng là doanh nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng phải dùng lợi nhuận của chính mình để chia sẻ với doanh nghiệp. Những khoản nợ dù đã được cơ cấu lại nhưng bản chất nền tảng vẫn là nợ xấu, chỉ khác là ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay. Nhưng Thông tư 14 mới sửa đổi năm 2021 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 3 năm với mức 30% trong năm nay, lại tạo thành áp lực lớn lên TCTD.
Theo Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 ngân hàng thương mại đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/8/2021 cho khách hàng là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết. |
Nói cụ thể hơn về nguy cơ nợ xấu, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho hay, những khoản nợ nhóm 1 cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi khó khăn của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì nguy cơ nợ xấu trong tương lại rất cao. Ngoài ra, ngân hàng còn có những khoản lãi dự thu, là những khoản dù quyết toán rồi nhưng không thu được thì vẫn phải thoái thu. Do đó, lợi nhuận trong tương lai của các TCTD có thể sụt giảm, ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh.
Một vấn đề nữa theo ông Hùng là từ đầu năm đến nay, lượng tiền gửi dân cư đến TCTD giảm, nên khả năng huy động vốn cũng có chiều hướng giảm. Điều này kéo theo nguy cơ khó khăn về nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch bệnh, dẫn tới áp lực thanh khoản có thể xảy ra trong tương lại.
Dư địa hỗ trợ doanh nghiệp gần như cạn kiệt
Mặc dù có cả thuận lợi và khó khăn nêu trên, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, trước đây có ý kiến cho rằng ngân hàng giảm lãi suất chỉ là “hô hào trên tivi”, nhưng hiện đã giảm thật, làm thật, đây là tín hiệu đáng mừng để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần phục hồi kinh tế.
Trước một số câu hỏi về những khó khăn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp tại diễn đàn, ông Hùng cho hay, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn từ tiền của các ngân hàng, không có nguồn lực nào khác. Nên quy định doanh nghiệp có nợ xấu không được vay vốn cần tiếp cận từ 2 phía, nhất là khi lĩnh vực ngân hàng rất nhạy cảm. Nếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn sản xuất kinh doanh hiệu quả thì nên chia sẻ ngược lại với các ngân hàng. Còn nếu doanh nghiệp có nợ xấu, nhưng chứng minh được khả năng phục hồi, trả được nợ thì ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, những khó khăn đang khiến dư địa hỗ trợ doanh nghiệp của các TCTD đã gần như cạn kiệt. Tác động của Covid-19 đến các TCTD có độ trễ, hiện ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay nhưng nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng là người chịu ảnh hưởng.
Vì thế, để các TCTD có thêm nguồn lực và điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp thì chính sách phải dài hạn. Chẳng hạn, nếu như có điều kiện thì NHNN nên gộp Thông tư 01, 03 và 14 vào làm một cho thống nhất và phù hợp. Hiện 3 thông tư này cùng có hiệu lực, bản thân TCTD hiệu và hạch toán theo cũng ít nhiều khó khăn, nên lại càng khó cho các doanh nghiệp muốn thực hiện.
Ngoài ra, một số nội dung vượt quyền hạn của NHNN thì nên trình lên Chính phủ, Quốc hội. Hiện lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có Nghị định 116 sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với điều khoản cơ cấu nợ, khoanh nợ và cho vay mới với khách hàng bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan. Vậy tại sao không đặt vấn đề xây dựng chính sách khoảnh nợ, cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở mức độ pháp lý cao hơn giúp cơ chế được mạnh mẽ và hiệu quả hơn, ông Nguyễn Quốc Hùng nêu vấn đề.
Tuy nhiên, nhìn nhận một các khách quan, bản thân cơ quan ban hành chính sách cũng phải có những bước đi thận trọng. Nhưng thận trọng, an toàn đến mức doanh nghiệp không tiếp cận được chính sách thì theo ông Hùng, điều này cần thay đổi.
Về nguồn lực cho tín dụng, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho hay, chính sách tiền tệ đã sử dụng hết khả năng, nên cần sự vào cuộc của chính sách tài khóa. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu, vay từ ngân hàng trung ương như các quốc gia khác… để có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
Ông Hùng đã so sánh khủng hoảng dịch bệnh năm 2021 với khủng hoảng suy thoái toàn cầu năm 2009, khi đó Chính phủ đã có gói hỗ trợ nền kinh tế lên tới 145.000 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp lên đến 1 tỷ USD. Nhưng nó cũng để lại hậu quả là phải thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC) vào năm 2014. Do đó, theo ông Hùng, chính sách phải đủ mạnh để đảm bảo quyền lợi của hội viên khi giải quyết tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng rất không mong muốn để lại khoản nợ xấu khổng lồ trong vài năm nữa, các ngân hàng lại lo ngại mang danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
“Chính vì những lo lắng như thế nên các TCTD phải thận trọng khi cho vay vốn. Nên để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, NHNN phải ban hành cơ chế, chính sách, đừng đặt doanh nghiệp là đối tượng, phải coi họ là đối tác. Hơn nữa, việc ban hành chính sách cần sự đồng hành của các bộ, ngành liên quan”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nêu rõ.
Tin liên quan

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng
07:51 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy
20:14 | 16/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng
14:36 | 14/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

(INFOGRAPHICS): Lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
