Tìm thêm giải pháp tài chính, hóa giải khó khăn về vốn
Doanh nghiệp khó khăn, xuất khẩu giảm sâu | |
Cấp bách gỡ khó về vốn để hỗ trợ xuất khẩu | |
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp khó khăn nhất về tiếp cận tín dụng | |
Doanh nghiệp khát vốn để cầm cự qua khó khăn |
Các doanh nghiệp đang cần nhiều nguồn lực tài chính để phục hồi và phát triển. Ảnh: ST |
Không ít doanh nghiệp phải xoay sang "tín dụng đen"
Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào tháng 4 vừa qua, tiếp cận tín dụng đã trở thành khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô vốn càng nhỏ thì tỷ lệ tiếp cận được càng thấp, chủ yếu do thủ tục vay vốn phiền hà.
Chính vì thế, các doanh nghiệp đã phải xoay xở từ các nguồn khác để có vốn kinh doanh. Báo cáo PCI 2022 cho biết, 75,5% doanh nghiệp phải vay mượn từ người thân, bạn bè, tăng đáng kể so với con số 51% trong báo cáo 2021. Ngoài ra, 24,3% doanh nghiệp tìm tới các nguồn khác như huy động từ cổ đông, vay từ doanh nghiệp khác hoặc cầm cố, bán tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức tín dụng khác (như công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân) là 21%. Khoảng 10,9% doanh nghiệp vay cán bộ ngân hàng, tổ chức tín dụng nhưng không qua thủ tục chính thức trong năm 2022. Đáng lo ngại hơn cả, có tới 12,5% doanh nghiệp đã phải xoay sang vay “tín dụng đen”, tăng mạnh so với con số 4% của năm 2021, với lãi suất rất cao, trung bình lên tới khoảng 46,5%/năm, cao gấp khoảng 5,5 lần so với lãi suất trung bình năm của các khoản vay từ ngân hàng.
Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 đã yêu cầu các bộ, ngành phải hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, Nghị quyết yêu cầu Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước vốn chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng. Giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
Thực tế, nhiều bộ, ngành đã thành lập các quỹ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo từng lĩnh vực. Chẳng hạn, để đầu tư khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có thể tìm đến Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và quỹ thuộc nhiều tỉnh/thành; hay Bộ Khoa học và Công nghệ đã phát triển Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia - quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ; hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa… Cùng với đó, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tài chính từ các chương trình hỗ trợ phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, khởi nghiệp... của nhiều bộ, ngành.
Linh hoạt và hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp
Nói về việc tìm kiếm nguồn vốn, ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (Anmi Tools) cho biết, để đầu tư mới máy móc, thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ cao của đối tác quốc tế, mỗi năm, các doanh nghiệp công nghiệp có thể cần đến 5-7 triệu USD, nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì thế, Công ty đã tiếp cận Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, với nguồn giải ngân cho năm 2022 là 34 tỷ đồng, năm 2023 là 24 tỷ đồng, lãi suất hỗ trợ là 5%/năm nhưng cố định trong 5 năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng hiện nay.
Ngoài ra, nhiều chương trình, các quỹ hỗ trợ đã hợp tác quốc tế, liên kết với ngân hàng. Chẳng hạn, mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận đồng tài trợ lên tới 5 triệu USD để phát triển các công nghệ tài chính (fintech) có thể giúp giải quyết vấn đề bao trùm tài chính còn thấp ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng “may mắn” tiếp cận được những nguồn tài chính ngoài ngân sách từ các quỹ như trên. Đơn cử như Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, sau hơn 4 năm triển khai từ năm 2018, chỉ có 7,34% doanh nghiệp tiếp cận được. Cả nước có gần 30 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và đi vào hoạt động với tổng vốn điều lệ thực có khoảng trên 1.400 tỷ đồng. Quy mô này còn nhỏ nên không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Theo các doanh nghiệp, nhiều quỹ tài chính, quỹ bảo lãnh tuy có lãi suất thấp nhưng vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo, trong khi nếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo thì sẽ đến thẳng ngân hàng để vay vốn, bởi không muốn mất thêm thời gian và thủ tục để tiếp cận các quỹ.
Do đó, các doanh nghiệp mong muốn cải thiện chính sách trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ tài chính, cần linh hoạt với quy định về vốn đối ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí có thể vay vốn tín chấp thông qua phương án kinh doanh. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu đã không ít lần đề xuất xây dựng một quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng, giúp tạo thuận lợi cũng như đưa ra cơ chế cởi mở hơn cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng; nhưng quỹ bảo lãnh này cần được quản lý hiệu quả, tránh trục lợi và kém hiệu quả như trước đây.
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK