Cấp bách gỡ khó về vốn để hỗ trợ xuất khẩu
![]() | Chú trọng hỗ trợ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất |
![]() | Tập trung tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nguồn hàng cho xuất khẩu |
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.H |
Thiếu vốn cho thu mua lúa gạo, thủy sản
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, vốn tín dụng hiện là vấn đề đang được các thương nhân xuất khẩu gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long quan tâm nhất hiện nay. Hầu như các thương nhân đều đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động.
Trong khi đó, thị trường thương mại lúa gạo trong những năm gần đây đầy biến động, thậm chí nguồn cung trong nước tại một số thời điểm bị mất cân đối. Do đó, hạn mức tín dụng thấp làm cho tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, tại những thời điểm thu hoạch chính vụ (tháng 2,3,4,7,8,10 hàng năm), công tác thu mua lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, với đặc thù sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, việc duy trì mức dự trữ lưu thông 5% theo quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP cũng gây áp lực khá lớn lên các thương nhân xuất khẩu gạo.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng nêu lên rằng, hiện đơn hàng và giá xuất khẩu thủy sản đang giảm mạnh. Các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ mất khách hàng, tồn kho tăng lên khiến dòng tiền bị hạn chế, ngắt quãng, gây áp lực lên việc duy trì thu mua nguyên liệu cho người dân và trả các khoản vay đến hạn của ngân hàng.
Thêm vào đó, từ quý 3/022, nhiều ngân hàng đã thông báo và áp dụng việc tăng lãi suất vay USD từ 2,1-2,8 % lến 3-3,3% và thậm chí đến 4,5%, trong khi các doanh nghiệp thủy sản chủ yếu vay USD. Hiện tại lãi suất vay USD đều đang ở mức cao 4,2-4,9% trong bối cảnh sụt giảm của sản xuất - xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hoài Nam cũng quan ngại về việc siết tín dụng, hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó. Việc này khiến doanh nghiệp khó khăn khi chi phí tài chính tăng cao, không chủ động được việc thu mua nguyên liệu cho bà con nông – ngư dân trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều kiến nghị gỡ khó về vốn
Trước tình hình khó khăn như trên, ông Nguyễn Ngọc Nam kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, chính sách đặc thù hỗ trợ về vốn cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm tạo điều kiện cho thương nhân có thêm nguồn lực tài chính để thu mua tạm trữ, góp phần ổn định giá lúa đầu ra cho bà con nông dân trong thời gian thu hoạch chính vụ, đồng thời góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Cụ thể, cần tăng cường nguồn vốn ngắn hạn tại các thời điểm thu hoạch chính vụ đồng thời tiếp tục hướng dẫn các thương nhân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp một cách hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ các thương nhân thu mua tạm trữ kịp thời, ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường các chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm.
Chính sách này có thể chỉ cần áp dụng trong những khoảng thời gian thu hoạch mùa vụ cao điểm và phải dựa trên kết quả thẩm định năng lực và lịch sử kinh doanh của từng doanh nghiệp một để có những chương trình tài trợ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng riêng rẽ.
Ngân hàng cũng cần có phương án ổn định lãi suất trong những kỳ hạn nhất định hoặc có chính sách điều tiết riêng đối với các doanh nghiệp thuộc mảng nông nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gạo nói riêng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và bền vững.
Còn đối với lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị ngành ngân hàng giảm lãi suất vay USD xuống dưới 4% để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Trần Như Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đề xuất Chính phủ có gói lãi suất ưu đãi 0% để trả lương người lao động, tương tự như gói vay mà ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện trong giai đoạn Covid-19. Chính sách này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính để trả lương cho người lao động nhằm giữ chân người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ông Tùng cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất thay đổi điều kiện tiếp cận gói cấp bù lãi suất 2% và chỉ đạo các Ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai cho doanh nghiệp vay và có sự hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp để ngân hàng thương mại tự tin hơn cho vay.
Chia sẻ với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM cho biết, trong quý 1/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 chính sách rất lớn có tác động trực tiếp để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thứ nhất, trong quý 1/2023, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh giảm lãnh suất, đặc biệt là lần điều chỉnh gần đây đưa trần lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở xuống giảm còn 5,5%, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 1% xuống 0,5%, qua đó tác động trực tiếp đến lãi suất tiền gửi, làm cơ sở giảm lãi suất cho vay.
Thứ hai là việc ban hành chính sách cơ cấu thời hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. Đây là cơ chế sẽ tác động hỗ trợ cho doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ vay cũng như tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp duy trì ổn định và vượt qua khó khăn.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cũng cho biết, từ năm 2012, lĩnh vực xuất khẩu thuộc nhóm được vay ngắn hạn bằng VND với lãi suất thấp chỉ 4,5%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc công nghiệp chế biến, chế tạo cũng thuộc nhóm được hưởng gói hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ. Dù việc giải ngân gói này còn chậm nhưng nguyên nhân là do đây là chính sách hỗ trợ sử dụng nguồn ngân sách của Chính phủ và thực hiện thông qua ngân hàng thương mại. Do đó, việc phải đảm bảo các điều kiện vay vốn và tâm lý thận trọng trong sử dụng vốn ngân sách cũng là yếu tố tác động.
Về vấn đề hạn mức tín dụng, ông Lệnh thông tin, trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng 14-15%. Do đó, năm nay nguồn vốn sẽ không bị vướng bởi hạn mức tín dụng.
Tuy nhiên, các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và hiệp hội, ông Lệnh cho biết sẽ ghi nhận và báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước để có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp.
Tin liên quan

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD
13:49 | 07/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc
09:09 | 11/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng
09:40 | 07/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1
07:34 | 07/05/2025 Xu hướng

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng
07:30 | 07/05/2025 Xu hướng

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ
14:51 | 06/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam
14:25 | 06/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái
09:08 | 06/05/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
