Tìm nguồn vốn rẻ, "cuộc chiến" giành thị phần CASA liên tục nóng
Minh bạch, chuyên nghiệp để tiếp cận nguồn vốn đa dạng | |
Nhiều rủi ro hơn khi doanh nghiệp dựa nhiều vào nguồn vốn vay | |
Ví điện tử tranh giành thị phần |
Các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng CASA trong chiến lược kinh doanh dài hạn. Ảnh: ST |
CASA cải thiện mạnh
Hiện các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2021 với lợi nhuận rất khả quan. Theo các chuyên gia, tăng trưởng của các ngân hàng do biên lợi nhuận (NIM) đã được cải thiện, cũng như các ngân hàng đã tối ưu hóa được chi phí hoạt động và chi phí huy động vốn. Đồng thời, các nguồn thu ngoài lãi như hoạt động dịch vụ, kinh doanh bảo hiểm cũng tăng trưởng mạnh, đem lại thu nhập ổn định cho các ngân hàng. Trong đó, về tỷ lệ CASA, hiện 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA đạt mức cao nhất vẫn là Vietcombank, MBBank và Techcombank. Techcombank tiếp tục đứng đầu với tỷ lệ CASA đạt mức 44,2%, dù giảm nhẹ so với mức 46,1% thời điểm cuối năm 2020. Xếp thứ 2 là MB với tỷ lệ CASA đạt mức 33,7%, giảm hơn 3% so với thời điểm cuối năm 2020. Vietcombank cũng đạt trên mức 20%.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng. Nếu so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị; trong lúc giao dịch qua kênh QR code thậm chí đạt mức tăng tương ứng tới 83% về số lượng và 146% về giá trị. Các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ tiếp tục được tổ chức tín dụng triển khai đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó dịch Covid-19. |
Ngoài ra, theo báo cáo kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2021, một số ngân hàng cũng ghi nhận số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh như: Kienlongbank tăng 66%; MSB tăng 15,88%; VIB tăng 7,38%; VPBank tăng 9,28%; ACB tăng 2,44%; Sacombank tăng 3,62%... Điều này đã kéo tỷ lệ CASA tại các ngân hàng lên như: Kienlongbank tăng từ 3,19% lên 4,67%; MSB tăng từ 26,64% lên 32,34%; VPBank tăng từ 15,45% lên 16,97%; ACB tăng từ 21% lên 21,5%... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn có một số ngân hàng bị sụt giảm tỷ lệ CASA như: LienVietPostBank, OCB, SHB, Eximbank…
Báo cáo ngành ngân hàng của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, NIM trung bình toàn ngành sẽ tăng nhẹ lên khoảng 3,6% do CASA tại các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng giúp giảm chi phí vốn và lãi suất cho vay sẽ tăng dần do các chính sách vay ưu đãi đần được thu hẹp cùng sự phục hồi của nền kinh tế. Vì thế, các chuyên gia của CSI dự báo trong năm 2021, “cuộc chiến” giành thị phần CASA sẽ nóng hơn với sự tham gia của các ngân hàng lớn cùng hàng hoạt chính sách miễn phí giao dịch.
Không thể “chậm chân”
Tiền gửi không kỳ hạn là một cấu phần quan trọng trong huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, đây được coi là nguồn vốn giá rẻ khi có lãi suất chỉ từ 0,1-0,2%/năm. Do đó, với nhiều ngân hàng, tăng tỷ trọng CASA được đặt trong chiến lược kinh doanh dài hạn. Như tại Techcombank, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho biết, Techcombank duy trì chiến lược phát triển CASA với mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ này của Techcombank sẽ đạt 55%. Để đạt được kết quả này, lãnh đạo Techcombank cho hay, ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư vào số hóa với nền tảng công nghệ hiện đại.
Hay tại ACB, tỷ lệ CASA đã cải thiện, trong đó CASA bán lẻ dẫn dắt tăng trưởng, chiếm khoảng 65% tổng CASA, nhờ vào nhiều chương trình như ngân hàng cho cán bộ nhân viên, miễn phí chuyển khoản trực tuyến, miễn phí rút tiền cho tài khoản mở mới...
Với MB, CASA bán lẻ cũng tăng mạnh, bù vào sự sụt giảm của CASA doanh nghiệp, nhờ một số sáng kiến cho khách hàng khi sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử, như cho phép khách hàng mở tài khoản ngân hàng với số tài khoản trùng với số điện thoại…
Có thể thấy, cuộc đua về CASA ngày càng quyết liệt khi các ngân hàng bùng nổ hoạt động miễn phí dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều đáng nói là không chỉ các ngân hàng vừa và nhỏ, nhiều “ông lớn” ngân hàng trước đây “cố thủ” thu phí dịch vụ thanh toán cũng đã bắt nhịp cuộc chơi “0 đồng”. Bởi nếu “chậm chân”, khách hàng sẵn sàng quay sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Chuyên gia tài chính TS. Huỳnh Trung Minh lý giải, ngân hàng không lỗ khi áp dụng chính sách miễn phí giao dịch trực tuyến, bởi nhiều khách hàng sẵn sàng để nhiều tiền trong tài khoản thanh toán, từ đó giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn giá. Hơn nữa, hoạt động này còn giúp ngân hàng có cơ sở dữ liệu khách hàng để đánh giá được khả năng tài chính trong cấp tín dụng…
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK