Tiếp tục phát huy trụ cột đầu tư công
Lần đầu tiên đạt trên 51% kế hoạch
Nhận định về các động lực tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài và bên trong, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu hướng chậm lại do tác động tiêu cực của các yếu tố như: lạm phát trên thế giới có xu hướng hạ nhiệt nhưng vẫn cao; xung đột địa chính trị, chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước chưa cải thiện nhiều vẫn tác động mạnh đến doanh nghiệp; thương mại, đầu tư của các nước, thị trường xuất khẩu suy giảm,... tăng trưởng kinh tế quý 3/2023 đạt 5,33%, cao hơn mức tăng của quý 1 (3,32%) và quý 2 (4,14%). Điều này cho thấy nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm đã dần phát huy hiệu quả, trong đó sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, đặc biệt trong quý 3/2023 chính là điểm sáng, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023.
Theo đó, vốn từ ngân sách nhà nước (đầu tư công) thực hiện quý 3/2023 ước đạt gần 183 nghìn tỷ đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm, tăng 30,1% so với quý 2 và tăng 27,3% cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, vốn từ ngân sách nhà nước ước đạt gần 415,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,4% kế hoạch năm và tăng 23,5% cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tính đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt trên 51% kế hoạch - đây cũng là lần đầu tiên cả nước vượt mốc giải ngân đầu tư công 50% trong 9 tháng.
Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2023, giải ngân đầu tư công ước đạt trên 363.000 tỷ đồng, bằng 51,38% kế hoạch, cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng tăng 46,7%. Đây là thông tin tích cực đối với một trong ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, bên cạnh tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trước đó, tính đến hết 30/6/2023, cả nước mới chỉ giải ngân được gần 216.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt khoảng 30,49% kế hoạch, cao hơn khoảng 65.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, tương ứng tăng 27,75%.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, khác với những năm trước, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là rất lớn, khoảng 711.000 tỷ đồng, bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2023 và bổ sung từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Từ đó, có thể thấy, việc giải ngân đầu tư công 9 tháng năm 2023 cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022 là con số rất lớn, thể hiện rõ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương trong đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình ngay từ các tháng đầu năm, đặc biệt trong quý 3, nhằm tăng sức cầu của nền kinh tế, lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý 3, 9 tháng đầu năm và cả năm 2023.
Đầu tư công hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển. Ảnh minh họa: H.D |
Rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án
Để có được kết quả trên, nhiều công trình, dự án trọng điểm, liên vùng, có tác động lan toả đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai, phản ánh nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Trong quý 3/2023, nhiều dự án khởi công mới trong năm đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đi vào triển khai thực hiện, đây là tín hiệu về sự bứt phá của hoạt động giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm, là cơ sở để các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch đầu tư công của năm nay, bù đắp mức tăng trưởng thấp của một số ngành chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, góp phần hướng tới thực hiện tối đa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023.
Để thúc đẩy thực hiện vốn đầu tư công trong 3 tháng cuối năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng, ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản,... vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần bám sát, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện ngay và chủ động rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của bộ ngành, địa phương theo quy định, để bảo đảm thực hiện và giải ngân hết số vốn đã được giao.
Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện điều hoà vốn giữa Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 đảm bảo thực hiện hết toàn bộ số vốn của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ.
Tính đến hết tháng 9, Vĩnh Phúc là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân đầu tư công, với 73,62%. Tiếp theo là Quảng Ngãi (63,32%), Bộ Giao thông vận tải (62,32%), Bến Tre (58,39%), Tây Ninh (54,76). |
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics