Tập trung 3 trụ cột chính phát triển bền vững ngành dệt may
Tín dụng xanh cho doanh nghiệp phát triển bền vững | |
Doanh nghiệp phát huy vai trò của văn hóa cho phát triển bền vững |
Ông Trương Văn Cẩm |
Thưa ông, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 có ý nghĩa như thế nào đối với ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng với kim ngạch xuất khẩu hiện chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và thu hút khoảng 3 triệu lao động. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đang đặt các DN dệt may vào tình thế rất khó khăn khi vừa phải giải quyết thách thức của việc thiếu đơn hàng, giảm đơn giá vừa phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, tiêu chuẩn cho lao động…
Do đó, việc Chính phủ ban hành Quyết định 1643/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với sự phát triển của ngành dệt may trong tương lai. Chiến lược mang tính định hướng cho ngành trong thời gian tới, đặc biệt có những chính sách phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư, giải quyết các khâu còn yếu như nguyên liệu, năng lượng…
Chiến lược cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể như tốc độ tăng trưởng đạt 6,8-7,2%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn 2021-2025 là 7,5-8%, đây là tốc độ khá cao và ngành dệt may sẽ phải hết sức cố gắng mới đạt được. Cùng với đó, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 50 – 52 tỷ USD và năm 2030 đạt 68 – 70 tỷ USD; nâng tỷ lệ nội địa hóa giai đoạn 2021 – 2025 đạt 51 – 55% và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 56 – 60%. Đây sẽ là động lực lớn để ngành dệt may tăng cường thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tận dụng tốt các lợi thế hiện có và đẩy mạnh xuất khẩu.
Với những mục tiêu khá thách thức như vậy đặt trong bối cảnh hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có kế hoạch gì để thực hiện chiến lược này, thưa ông?
Trong Quyết định 1643/QĐ-TTg có giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam xây dựng chương trình phát triển bền vững để thực hiện chiến lược. Theo đó, thời gian qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã phối hợp với Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương đưa ra những đề xuất dự thảo ban đầu cho Chương trình phát triển bền vững để thực hiện chiến lược và đang thực hiện lấy ý kiến các chuyên gia, DN.
Trên thực tế từ khoảng 5 năm trước, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra mô hình phát triển bền vững gồm 3 trụ cột là: Profit (lợi nhuận), People (người lao động) và Planet (môi trường). Cụ thể, lợi nhuận là mục tiêu hướng tới của tất cả các DN. Giải pháp mà Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra đối với trụ cột này là chủ động nguồn nguyên phụ liệu, phát triển thương hiệu, quản lý rủi ro, giảm chi phí, tăng trưởng kinh doanh và có lãi. Hiệp hội Dệt may cũng xác định người lao động là tài sản quý nhất của DN. Do đó, cần đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu; cải thiện điều kiện làm việc, thu nhập; tạo quan hệ lao động hài hoà. Đối với vấn đề môi trường, đây là xu thế không thể đảo ngược nên các DN cần tập trung giảm rác thải; xử lý, tái sử dụng nước; sử dụng năng lượng tái tạo; tái chế, tái sử dụng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo đó, ngành dệt may sẽ thúc đẩy phát triển thêm các khu công nghiệp dệt may để chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu. Mặc dù Việt Nam đã có khá nhiều khu công nghiệp chuyên ngành dệt may, nhưng hầu hết khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đều đã được lấp đầy, như tại KCN dệt may Phố Nối B, Bảo Minh, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Bình An, Nhơn Trạch… Trong khi đó, một số KCN như Rạng Đông, Phong Điền… có tỷ lệ lấp đầy thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về xử lý nước thải.
Quyết định 1643 đã đề ra 3 định hướng cho phát triển các KCN dệt may. Thứ nhất là xây dựng một số KCN, tổ hợp tập trung chuyên ngành dệt may, da giày lớn, bao gồm chuỗi, xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải, thuộc da. Thứ hai là ưu tiên dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường. Thứ ba là định hướng tại phía Bắc, gồm Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình...; miền Trung gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định... và phía Nam gồm Bình Phước, Tây Ninh, Long An…
Ngoài ra, để phát triển bền vững, ngành dệt may Việt Nam cần phát triển thời trang dệt may. Hiện ngành thời trang của Việt Nam tuy đã phát triển nhưng vẫn còn khá manh mún, chưa tập trung và chưa bài bản. Thời gian tới ngành sẽ tập trung cho khâu thiết kế, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển thuơng hiệu, thúc đẩy và tạo gắn kết giữa nhà sản xuất với với nhà thiết kế, xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.
Về đào tạo nhân lực, Hiệp hội sẽ xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may, da giày đến 2030, tầm nhìn 2035; hợp tác với nước ngoài đào tạo nhân lực quản lý, kỹ thuật cao cho ngành sản xuất nguyên liệu dệt may...
Ông có đề xuất gì để hỗ trợ ngành dệt may thực hiện được các kế hoạch nêu trên?
Trong sự phát triển của ngành dệt may thì vai trò của DN vẫn là quan trọng nhất. Nhưng nếu chỉ dựa vào bản thân DN thì sẽ rất khó mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam đề xuất chương trình hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may theo chiến lược đến năm 2030 với 8 nội dung, gồm khảo sát hiện trạng ngành dệt may để nắm được hiện trạng ngành, nhu cầu của ngành; nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái tạo; hỗ trợ các dự án chuyển đổi xanh, xử lý nước thải, hoá chất, năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó là việc hỗ trợ trong khâu thiết kế thời trang, thiết kế sinh thái, xây dựng và quảng bá thương hiệu; hợp tác với đối tác nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cho khâu sản xuất nguyên phụ liệu, đặc biệt là dệt, nhuộm hoàn tất và thiết kế tạo mẫu; đào tạo cho DN về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi giá trị và khách hàng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới; hỗ trợ tăng cường năng lực cho viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề.
Theo đó, tổng kinh phí dự toán cho các hoạt động hỗ trợ này là khoảng 479,16 tỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ là 435,6 tỷ đồng và từ DN là 43,56 tỷ đồng.
Qua tìm hiểu, được biết phía sau sự thành công của Bangladesh trong việc chuyển đổi xanh có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước với các chính sách ưu đãi cho các dự án chuyển đổi xanh hoặc xây dựng nhà máy xanh. Ngành dệt may Việt Nam cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ cần thiết để giúp cho sự phát triển bền vững, qua đó đảm bảo an sinh xã hội cho hàng triệu lao động đang gắn bó với ngành trong những năm qua cũng như đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như đã đề ra trong chiến lược phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics