Thủy sản cần đa dạng thị trường để tránh kiện phòng vệ thương mại
Kiện phòng vệ thương mại là một phần tất yếu của hội nhập kinh tế | |
“Sống chung” với kiện phòng vệ thương mại |
Toàn cảnh tọa đàm |
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến: "Xuất khẩu thủy sản bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nhìn lại một số trường hợp tiêu biểu" diễn ra sáng 28/12/2021, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong “top” 3 nước xuất khẩu mặt hàng thủy sản hàng đầu thế giới.
Đáng chú ý, thủy sản là một trong những ngành đối diện với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra sớm nhất.
Đến nay, Hoa Kỳ là nước duy nhất điều tra phòng vệ thương mại đối với thủy sản của Việt Nam với 3 vụ việc gồm: điều tra chống bán phá giá cá tra, cá basa năm 2002; điều tra chống bán phá giá tôm nước ấm năm 2003 và điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với tôm của Công ty Minh Phú.
Việt Nam đã trải qua 18 kỳ rà soát thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa và 16 kỳ rà soát thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm. Trong các lần rà soát, có những kỳ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và tôm của Việt Nam được hưởng mức thuế suất từ 0-1% nhưng cũng có thời điểm các sản phẩm này của Việt Nam chịu mức thuế chống bán phá giá lên đến 15%, thậm chí đối với mặt hàng tôm lên đến 25,76%.
Lãnh đạo Cục Phòng vệ thuơng mại nêu rõ: nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong các lần rà soát hầu hết liên quan đến các yếu tố như mức độ hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan điều tra Hoa Kỳ; cách thức cơ quan điều tra Hoa Kỳ tiến hành trong kỳ rà soát đó.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ: chống bán phá giá bản chất là doanh nghiệp của quốc gia nhập khẩu kiện doanh nghiệp bên xuất khẩu chứ không phải kiện Chính phủ. Tuy nhiên, họ lại thông qua pháp lý của nước nhập khẩu.
Thủy sản là một trong những ngành đối diện với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra sớm nhất. Ảnh: Internet |
Với thị trường Hoa Kỳ, cộng đồng doanh nghiệp nuôi cá da trơn và nuôi tôm bên Hoa Kỳ sử dụng luật của Hoa Kỳ để kiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Hoa Kỳ không sử dụng thông số Việt Nam cung cấp mà sử dụng thông số bản điều tra tổng hợp từ các quốc gia Hoa Kỳ lựa chọn để làm tham chiếu. Cách tiếp cận này đem lại bất lợi cho Việt Nam khi cùng một lúc phải chứng minh rất nhiều thứ.
“Tại vụ kiện đầu tiên với ngành cá tra vào năm 2002, giai đoạn đầu doanh nghiệp rất bỡ ngỡ, có những ý hiểu chưa đúng về chống bán phá giá. Ngành thủy sản rất khó khăn. Tuy nhiên, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm thẩm quyền, chuyên môn của Việt Nam đã giúp đem về kết quả bước đầu tích cực, có doanh nghiệp lớn theo đuổi các vụ kiện am hiểu trí tuệ, tránh bị thua thiệt”, ông Nam nói.
Ông Nam chia sẻ thêm: tính đến thời điểm hiện tại, thông qua 3 vụ việc, các doanh nghiệp bị đơn đều đã có kết quả khá tốt. Đó là cơ hội khẳng định với doanh nghiệp Hoa Kỳ Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường, cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng.
Cho rằng ngoài đoàn kết, chủ động nâng cấp hệ thống truy xuất, quản lý, kế toán..., đa dạng thị trường xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp hóa giải, hạn chế những biện pháp phòng vệ thương mại.
Ông Nam phân tích: mỗi thị trường sẽ có những quy định, văn hóa tiêu dùng khác nhau, gặp đối tác cạnh tranh khác nhau...
Để làm tốt đa dạng hóa thị trường, theo kinh nghiệm ngành thủy sản cần nâng cao năng lực của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa. Khi hội nhập, đa dạng hóa thị trường cần đầu tư về nguồn lực, đặc biệt là các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau. Đây cũng là điều các doanh nghiệp phải lưu ý.
Ví dụ, muốn tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, các quốc gia Hồi giáo cần có chứng nhận hoặc tìm hiểu quy cách đóng gói khác nhau cho hàng hóa.
“Như với mặt hàng cá tra, đối với thị trường châu Âu đa số sử dụng size cá khoảng 0.9kg/con, phải lóc da, thịt trắng. Tuy nhiên, tại thị trường Trung Đông lại sử dụng size cá lớn hơn, không cần lóc da”, ông Nam dẫn chứng.
Tin liên quan
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics