Kiện phòng vệ thương mại là một phần tất yếu của hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, kiện phòng vệ thương mại càng tăng | |
Hoa Kỳ dẫn đầu về điều tra và áp dụng phòng vệ thương mại với hàng Việt | |
Kiện phòng vệ thương mại diễn biến khó lường |
Ông Lê Triệu Dũng |
Đến thời điểm hiện tại, hàng Việt đã phải ứng phó với tổng cộng 208 vụ việc PVTM từ nước ngoài. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến kiện PVTM với hàng hoá XK ngày càng gia tăng?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam): Sau những va vấp ban đầu, đến nay một số hiệp hội, DN đã thành thục trong công tác ứng phó với các vụ việc PVTM. Nhu cầu tìm hiểu cũng như nắm bắt về PVTM và năng lực, cách ứng phó của DN đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn đặt ra đối với DN, ngành hàng trong quá trình tham gia, tiếp nhận các vụ việc PVTM. Do đó, cần nhiều hơn sự hỗ trợ, truyền thông, thông tin về các biện pháp ứng phó từ Bộ Công Thương cũng như các cơ quan liên quan. |
Tại Việt Nam, nhờ tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kim ngạch XK tăng nhanh. Năm 2021, tổng kim ngạch XNK dự kiến sẽ đạt trên 600 tỷ USD. Năng lực sản xuất, XK của Việt Nam gia tăng nhanh chóng có thể là lý do chính khiến các biện pháp PVTM đối với hàng XK gia tăng.
Phải khẳng định rằng, các biện pháp PVTM là một phần tất yếu, không thể tách rời với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là công cụ để đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế nói chung cũng như đảm bảo XNK bền vững nói riêng. Gần đây xuất hiện một xu thế lớn là cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, tính cạnh tranh, bảo hộ ngành sản xuất trong nước cũng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, các nước tập trung tăng cường hỗ trợ một số ngành sản xuất trong nước, đảm bảo chuỗi cung ứng trong các mặt hàng chiến lược. Nhiều nước hiện nay đã gia tăng các biện pháp PVTM đối với các mặt hàng chiến lược như sắt thép, phân bón.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã khởi xướng điều tra PVTM với hàng hoá NK như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp PVTM với hàng hoá NK. Tính đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 23 vụ việc PVTM, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ. Đối tượng là các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân DAP, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi và gần đây là đường.
Các biện pháp đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần phát triển ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành cơ bản. Ước tính, các ngành này chiếm khoảng 6% GDP, bảo vệ việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Bộ Công Thương đã tổng hợp, tính tới quyền lợi của các bên liên quan như nhà sản xuất trong nước, nhà NK, bên sử dụng… để việc áp dụng đảm bảo đúng quy định cam kết quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập.
Một số ý kiến cho rằng, nhận thức của DN Việt Nam về công cụ PVTM đã có những đổi thay đáng kể thời gian gần đây. Quan điểm của ông như thế nào?
Đề án "Nâng cao năng lực về PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới" đưa ra các giai đoạn triển khai. Cụ thể, giai đoạn 2022-2025: Tập trung vào việc rà soát tổng thể văn bản pháp luật trong lĩnh vực PVTM, từ đó đề xuất sửa Luật Quản lý ngoại thương hoặc xây dựng Luật PVTM; xây dựng cơ sở dữ liệu một số ngành công nghiệp nền tảng và nông nghiệp trọng điểm để nâng cao năng lực về PVTM; số hóa công tác điều tra, áp dụng biện pháp PVTM để giảm gánh nặng hồ sơ cho DN; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực điều tra, áp dụng biện pháp PVTM đối với hàng hóa NK; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong việc ứng phó với các vụ việc điều tra chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế đối với hàng hóa XK. Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về PVTM; hoàn thiện cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp nền tảng và nông nghiệp trọng điểm; tăng cường tiếng nói của Việt Nam về PVTM trên các diễn đàn khu vực và quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích trong quá trình thực thi các FTA |
Thực tế là đã có những chuyển biến rõ rệt từ phía DN về nhận thức đối với công cụ PVTM. Những năm 2000, trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các công cụ PVTM còn rất mới với cơ quan quản lý nhà nước cũng như các DN. Đến nay, phần lớn DN sản xuất trong nước đã có những nhận thức chung về công cụ PVTM. DN đã nhận thức rõ đây là công cụ tất yếu của tiến trình hội nhập nói chung cũng như tiến trình của từng ngành, từng DN khi ra thị trường nước ngoài hay mở cửa cạnh tranh với hàng hoá NK tại thị trường trong nước. Các ngành sản xuất trong nước khi đối mặt với PVTM dần dần sẽ nhận thức rõ, muốn hội nhập hiệu quả và phát triển lâu dài phải “sống chung” với các biện pháp PVTM, từ đó đề ra các chiến lược tạo sự phát triển bền vững.
Ông có khuyến cáo gì dành cho cộng đồng DN nhằm ứng phó tốt hơn kiện PTVM với hàng XK cũng như sử dụng hiệu quả hơn công cụ PVTM, bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước thời gian tới?
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp PVTM, DN Việt Nam cần xây dựng chiến lược XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá nóng vào một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; đồng thời cân nhắc các rủi ro về PVTM khi xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là XK. Đồng thời, DN cần trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật PVTM, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện PVTM; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình XK sang các nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM…
Hiện tại các FTA truyền thống cũng như thế hệ mới đều có những điều khoản về PVTM. Áp dụng biện pháp PVTM với hàng hoá NK vào Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, hơn lúc nào hết Việt Nam cần nâng cao năng lực về PVTM, sử dụng tốt các công cụ PVTM hợp pháp được WTO cho phép. Quá trình điều tra áp dụng PVTM cần khách quan, đảm bảo tất cả ý kiến của các bên liên quan được tổng hợp, tính toán và cân nhắc cho đúng các quy định chi tiết của pháp luật trong nước cũng như thế giới, tránh lạm dụng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics