Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam - Nepal
Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal K P Sharma Oli. Ảnh: TTXVN phát. |
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nepal phát triển thuận lợi, đặc biệt là hợp tác kênh đảng; hợp tác kinh tế - thương mại gần đây có nhiều khởi sắc.
Các hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân có nhiều tiềm năng khi ngày càng có nhiều khách du lịch, phật tử Việt Nam đến Lumbini, nơi sinh của Đức Phật để chiêm bái và thám hiểm dãy núi Everest. Hai bên ủng hộ lẫn nhau, phối hợp tốt tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.
Quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp
Việt Nam và Nepal thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/5/1975 và duy trì mối quan hệ ngày càng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Hai bên thường xuyên duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị cho đến thương mại.
Việt Nam đã có nhiều Đoàn thăm và làm việc Nepal: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Phạm Thị Hải Chuyền thăm và dự Đại hội VIII của Đảng CPN-UML (tháng 2/2009); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Phạm Xuân Sơn (tháng 3/2010); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Nguyễn Huy Tăng (tháng 4/2014); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Trần Đắc Lợi tham dự Đại hội IX Đảng CPN-UML (tháng 7/2014); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (tháng 5/2014), Chánh án Tòa án Tối cao Nguyễn Hòa Bình (tháng 11/2017), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội (tháng 3/2019).
Nhiều đoàn của Nepal đã đến thăm và làm việc tại nước ta: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch, Hàng không (tháng 12/2004); Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (tháng 1/2009); Chánh án Tòa án Tối cao (tháng 11/2009); Bộ trưởng Thương mại (tháng 3/2017).
Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại Nepal, Tiến sỹ Rajesh Kazi Shrestha thăm Việt Nam (tháng 4/2018). Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Thủ tướng Nepal K P Sharma Oli bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF Davos (tháng 1/2019).
Bên cạnh tăng cường trao đổi các phái đoàn chính trị, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn doanh nghiệp, ký kết các thỏa thuận hợp tác, biên bản ghi nhớ giữa hiệp hội thương mại hai nước.
Các hoạt động này góp phần thúc đẩy và gắn kết hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại Nepal - Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội và tiền đề vững vàng để cộng đồng doanh nghiệp hai bên triển khai các hoạt động thương mại và kinh doanh, thiết lập thêm nhiều mối quan hệ giữa doanh nghiệp hai nước.
Qua 44 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Việt Nam đã viện trợ cho Nepal 50 nghìn USD để khắc phục hậu quả vụ động đất năm 2015. Nepal cũng tích cực giúp đỡ Việt Nam trong công tác bảo hộ cứu trợ công dân.
Hai bên đang thúc đẩy ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ; đồng thời lập cơ chế tham vấn song phương giữa hai Bộ Ngoại giao. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nepal được thành lập tháng 9/2014. Lãnh sự danh sự Việt Nam tại Kathmandu được lập tháng 10/2016.
Trong lĩnh vực hợp tác khu vực và quốc tế, hai nước ủng hộ nhau, phối hợp tốt tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Nepal đã ủng hộ Việt Nam có nền kinh tế thị trường (tháng 10/2014), ứng cử vào Hội đồng nhân quyền (tháng 11/2013), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016-2018 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam ủng hộ Nepal vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2018-2020. Nepal cũng là nước tham gia thành lập Ngân hàng Đầu tư hạ tầng cơ sở (AIIB).
Hợp tác kinh tế thương mại còn khiêm tốn
Đến nay, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Nepal còn rất khiêm tốn. Tính đến tháng 9/2018, kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt khoảng 38 triệu USD (năm 2017 đạt 47 triệu USD).
Trong đó, Việt Nam xuất siêu các mặt hàng: Hạt tiêu, các sản phẩm chất dẻo; nhập khẩu với số lượng rất ít nguyên liệu dệt may, da và giày. Hiện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đang nghiên cứu khả năng đầu tư viễn thông vào Nepal.
Vào tháng 4/2018, Nepal đã cử một đoàn doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh và tham dự Hội chợ Expo 2018 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11-14/4/2018. Các doanh nhân Nepal trong Đoàn bày tỏ mong muốn được trở lại Việt Nam nhiều lần nữa để khám phá những sản phẩm mới, tìm kiếm cơ hội làm ăn. Trong chuyến thăm, Phòng Thương mại Nepal, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tổ chức, chia sẻ thông tin, thúc đẩy các hoạt động thương mại.
Tại Hội chợ Expo 2018, các doanh nghiệp Nepal đã trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm đặc trưng của Nepal: Tranh thêu nghệ thuật Thanka, khăn lụa Cashmere, một số tượng và các mặt hàng nghi lễ, đồ thủ công mỹ nghệ...
Nepal là một quốc gia không giáp biển ở khu vực Nam Á, giáp với Trung Quốc ở phía Bắc và với Ấn Độ ở phía Nam, phía Đông và phía Tây. Nepal có một khu vực địa lý đa dạng, bao gồm vùng đồng bằng màu mỡ, những ngọn núi cao và có 8 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới. Đỉnh Everest cao nhất thế giới nằm ở Nepal.
Bởi thế, Nepal là một điểm đến cực kỳ hấp dẫn cho những người leo núi và du khách tìm kiếm các cuộc phiêu lưu. Các di sản Hindu và Phật giáo của Nepal cộng với thời tiết mát mẻ cũng là điểm thu hút mạnh mẽ du khách đến với Nepal. Bên cạnh đó, Nepal còn có di sản thế giới Lumbini, nơi sinh của Đức Phật và những di sản thế giới khác, các địa điểm hành hương tôn giáo quan trọng trong cả nước.
Phần lớn du khách Việt Nam đến Nepal đều đến thăm Lumbini và tham gia các hoạt động du lịch văn hóa và tâm linh, du lịch mạo hiểm khác như leo núi… Điều này góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa Việt Nam - Nepal cũng như sự kết nối giữa người dân hai đất nước trong tương lai.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK