Thị trường Trung Đông- châu Phi: Tiềm năng lớn nhưng nhiều rủi ro
Tăng trưởng XK cao
Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Hữu Huy, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á cho biết, kim ngạch giữa Việt Nam và các nước châu Phi, Trung Đông tăng trưởng khá nhanh, đạt 20 – 25% trong giai đoạn 2008 – 2012.
Theo số liệu của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – châu Phi đạt 3,5 tỷ USD năm 2012 và đạt 1,9 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2013. Với thị trường Trung Đông, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt 6,6 tỷ USD năm 2012 và 4,4 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2013.
Về hợp tác đầu tư, đến năm 2012 Việt Nam có 18 dự án tại 11 nước châu Phi với tổng vốn 1,1 tỷ USD. Tiêu biểu như dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Mozambique (345,6 triệu USD) và Cameroon (400 triệu USD) trong lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn Petro Vietnam đầu tư hơn 300 triệu USD trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Algeria, Tuynidi, Cameroon, Congo và các dự án của doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng, sản xuất tấm lợp, xe gắn máy, hàng may mặc, điện tử, điện lạnh, đồ uống đóng chai… tại Angola, Nam Phi, Ghana, Tanzania và Mauritius.
Ngoài ra, 7 quốc gia châu Phi là Seychelles, Maroc, Nigeria, Mauritius, Ai Cập, Kenya và Sierra Leone cũng đầu tư vào Việt Nam 37 dự án với tổng vốn 67,76 triệu USD vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, dịch vụ lưu trú và tư vấn.
Các doanh nghiệp Trung Đông cũng đầu tư vào Việt Nam trong các dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy thép Zamil Steel, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn nuôi bò sữa và chế biến bò sữa, hợp tác viễn thông, công nghệ gen và sinh học…
DN cần cẩn trọng
Mặc dù là thị trường có nhiều tiềm năng, song hoạt động kinh doanh tại châu Phi và Trung Đông hiện vẫn còn không ít rào cản và rủi ro. Cụ thể, tại thị trường Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, thuế tự vệ…), rào cản kỹ thuật, yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu do các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ cấp, yêu cầu giấy chứng nhận Halal đối với thực phẩm nhập khẩu. Các nước Hội đồng hợp tác vùng vịnh cũng yêu cầu giấy chứng nhận về tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, nhãn mác… do Tổ chức Tiêu chuẩn và Đo lường vùng Vịnh (GSMO) cấp, giấy chứng nhận Halal đối với các thực phẩm nhập khẩu
Ông Huy cũng chỉ ra một số rủi ro mà doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi làm ăn tại hai thị trường này, bao gồm lừa đảo rửa tiền, chuyển tiền để làm thủ tục nhập khẩu, du lịch miễn phí. Nhiều trường hợp, các doanh nghiệp ký kết nhưng không thực hiện, ký kết xong lại ép buộc thay đổi điều khoản, ký kết nhưng không đảm bảo chất lượng khi giao hàng hoặc ký kết, thực hiện nhưng không thu được tiền.
Theo ông Đỗ Hữu Huy, thời gian qua, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường tại châu Phi và Trung Đông. Nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà tham gia hoặc chỉ cử cán bộ cấp phòng tham gia nên việc quyết định ký hợp đồng không thể thực hiện ngay được. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp nên trực tiếp tham dự để có thể đàm phán và ký kết hợp đồng tại chỗ. Bởi văn hóa làm việc của các doanh nghiệp châu Phi và Trung Đông khá chậm chạp, nếu chờ liên lạc qua email sẽ rất mất thời gian và ít khi có cơ hội thành công.
Thị trường châu Phi và Trung Đông cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt chính trị như phong trào mùa xuân A-Rập, xung đột tại Syria, Ai Cập, chiến tranh ở Mali… Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng, cảnh báo trên các website của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau khi tình hình chính trị ổn định trở lại, nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm thường tăng đột biến.
Nguyễn Hiền
Tin liên quan
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
11:50 | 31/12/2024 Kinh tế
NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
10:21 | 31/12/2024 Kinh tế
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
09:28 | 31/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
Chủ thẻ ngân hàng Việt Nam có thể quét QR thanh toán tại Lào
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics