Thị trường bất động sản thanh lọc, phát triển bền vững
Thị trường bất động sản tăng giá mạnh dù sức mua giảm | |
Phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản lành mạnh | |
“Phải kiểm soát tín dụng vào bất động sản” |
Thị trường bất động sản sôi động sau dịch nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Ảnh minh họa |
Thị trường biến động sau dịch
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản 6 tháng năm 2022 trên phạm vi toàn quốc diễn biến khá sôi động so với cùng kỳ hai năm 2020 - 2021. Đà phục hồi xuất hiện ở hầu hết các phân khúc chủ chốt trên thị trường như nhà phố biệt thự, căn hộ, đất nền... Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế cho biết, giá đất tăng mạnh trong giai đoạn kinh tế suy giảm do dịch Covid-19 có một số nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan là một số vùng được nhà nước triển khai hạ tầng, nguồn tiền đền bù dự án sân bay Long Thành lan tỏa ra các vùng phụ cận; nguồn vốn ngân hàng thương mại có lãi suất khá rẻ được đổ vào thị trường; ngoài ra còn có sự hạn chế về nguồn cung mới và chi phí xây dựng tăng. Những nguyên nhân mang yếu tố tâm lý chủ quan là các nhà đầu tư tin tưởng giá đất tiếp tục tăng như các năm trước, có tâm lý e ngại đồng tiền sẽ mất giá do lạm phát tăng nên chuyển hướng đầu tư vào bất động sản.
Riêng tại TPHCM, một số khu vực tăng giá mạnh đến từ sự khan hiếm nguồn cung mới do hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng loạt các dự án và quy trình, thủ tục pháp lý, cấp phép dự án kéo dài. Ở khía cạnh khác, giá bán sơ cấp tăng sẽ mang đến lợi ích cho cả chủ đầu tư và khách hàng. Theo đó, khách hàng được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ tài chính mà chủ đầu tư áp dụng như ân hạn nợ gốc, tài trợ lãi suất, giãn tiến độ thanh toán,... Đồng thời, các dự án cũng được nâng cao chất lượng bàn giao với tiện ích nội khu và tiêu chuẩn dịch vụ tương xứng hơn,... điều này vừa gia tăng giá trị tài sản của khách hàng, vừa góp phần nâng tầm thương hiệu bất động sản của chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có nhiều biến động, thị trường liên tục thay đổi trên cả nước. Hiện thực trạng chung của thị trường là nguồn cung không quá nhiều, khan hiếm đặc biệt tại phân khúc nhà ở bình dân. Nguồn hàng khan hiếm, nhu cầu lại rất lớn, khi cung vượt cầu sẽ dẫn đến việc thị trường bất động sản sẽ tăng "phi mã". Đây là câu chuyện ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là Hà Nội và TPHCM, nơi không có dự án nhà ở bình dân mới nào thời gian gần đây.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thực tế cho thấy thị trường bất động sản hiện đang mất cân đối về nguồn cung, nhất là ở khu vực TPHCM. Do chi phí phát triển dự án bị đẩy lên cao nên hầu hết sản phẩm bất động sản đưa ra thị trường thời gian tới chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Phân khúc tầm trung không có nguồn cung từ nay đến cuối năm 2022 nếu không có sự hỗ trợ để phát triển các sản phẩm nhà ở tầm trung thì thị trường khó mà cân đối trở lại.
Thanh lọc thị trường
Đối với thị trường bất động sản, dòng tiền là một trong những vấn đề cốt lõi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc mua bán náo nhiệt đã đem đến cho một bộ phận nhà đầu tư giàu lên nhờ mua sớm, bán nhanh nhưng cũng có không ít người vỡ nợ bởi “cơn sốt” thị trường đu đỉnh không còn, dẫn đến không kiếm được đầu ra, trong khi phải trả lãi suất vay mượn từ người thân cho đến ngân hàng.
Để thị trường bất động sản thực sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái kiểm soát chặt tín dụng bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường minh bạch và tránh tình trạng bong bóng, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, Chính phủ không siết trái phiếu mà yêu cầu đưa trái phiếu về cho đúng chuẩn. Doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu đúng chuẩn phải có dự án thực sự, có pháp lý, bắt đầu phát hành trái phiếu niêm yết trên sàn. Như vậy, do chúng ta không đủ tiêu chuẩn để phát hành trái phiếu chứ không phải Nhà nước siết chặt. Đặc điểm là 70% nhà đầu tư đều lướt sóng, thậm chí còn hơn nên khi các nguồn vốn bị siết lại thị trường bất động sản tất yếu gặp khó khăn.
Liên quan đến vấn đề siết tín dụng vào bất động sản, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho rằng, đây là tín hiệu tích cực bởi điều này cho thấy thị trường đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Theo đó, chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững thì họ sẽ tiếp tục tồn tại trên thị trường. Trong khi, chủ đầu tư phụ thuộc vào vốn vay và không có quy trình phát triển bền vững thì sẽ gặp nhiều khó khăn.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện truởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Sevices, CEO Công ty tài chính FINA cho rằng đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế. Động thái này còn góp phần thanh lọc được các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và kinh doanh tràn lan.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thuân, Chuyên gia Tài chính, Chủ tịch, CEO FiinRatings cho rằng thực chất các biện pháp của NHNN thời gian qua không phải là “siết” cho vay bất động sản mà là nắn dòng vốn tín dụng vào những phân khúc có mức độ kiểm soát rủi ro tốt hơn, bởi không phải phân khúc bất động sản nào cũng rủi ro.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics