Thế kẹt của châu Âu trên “bàn cờ" 5G
Từ tháng 5/2019, khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên chiến với Tập đoàn Huawei do ông Nhậm Chính Phi thành lập năm 1987, Washington liên tục thúc ép ba đồng minh thân thiết nhất trong Liên minh châu Âu (EU) là Anh, Pháp, Đức tẩy chay tập đoàn này. Tháng 10/2019, châu Âu công bố một báo cáo nêu bật một số "đe dọa có thể nhằm vào hệ thống mạng 5G, có khả năng một số quốc gia hay các nhà cung cấp mạng tiến hành các đợt tấn công liên tiếp và tinh vi đe dọa đến an ninh" mạng điện thoại di động của châu Âu.
Theo chuyên gia về tin học và kỹ thuật số Julien Nocetti, cộng tác viên của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), cho đến nay, EU chưa quyết định dứt khoát về trường hợp Huawei. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu (EC) đã nhiều lần thảo luận và nghiên cứu kỹ hồ sơ này. Đặc biệt là trong những tháng gần đây, câu hỏi châu Âu có nên cấm cửa Huawei hay không gây nhiều tranh cãi giữa các thành viên, đặc biệt là tại Anh và Đức.
Riêng đối với nước Anh, hồ sơ nước này rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, khiến bài toán càng thêm nan giải. Nước Anh sắp chia tay với EU và sẽ cần có những điểm tựa vững chắc như Mỹ và cả Trung Quốc. Ông Nocetti giải thích: "Cái khó đối với London là nước Anh bị giằng co giữa Trung Quốc và Mỹ. Với Trung Quốc, lợi ích quan trọng nhất là thương mại, đặc biệt là trong bối cảnh Brexit. Đồng thời, Anh lại có một mối quan hệ rất đặc biệt với Mỹ, nhất là về an ninh và chiến lược. Đó là chưa kể London cũng sẽ rất cần đến Washington trong giai đoạn hậu Brexit".
Tại Đức, Huawei cũng là một chủ đề gây nhiều tranh cãi bởi nước này có mối quan hệ gần gũi với Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những nhà lãnh đạo phương Tây thường xuyên công du Trung Quốc nhiều nhất. Chuyên gia Nocetti nhận định: "Trong trường hợp của Đức, vấn đề càng phức tạp hơn. Giám đốc ngành tình báo cho rằng trang thiết bị của Huawei chưa chắc đã nguy hiểm hơn so với của Mỹ. Ngược lại, Thủ tướng Merkel luôn thiên về phía Washington. Tuy nhiên, từ năm 2013, sau vụ tai tiếng Mỹ nghe lén điện thoại của bà Merkel, Berlin thận trọng hơn với đồng minh Mỹ. Đồng thời, về thương mại và công nghiệp, các tập đoàn của Đức vừa cần đến các đối tác Trung Quốc vừa lệ thuộc vào các hãng của Trung Quốc. Nguy cơ ở đây là nếu ngả về phía Huawei, Berlin sẽ làm phật lòng Washington và lại càng tăng thêm mức độ lệ thuộc vào các đối tác Trung Quốc. Dù vậy, tới nay Đức cũng chưa đưa ra quyết định sau cùng là có nên chọn Huawei làm đối tác để phát triển hệ thống 5G hay không".
Đối với Pháp, đến đầu tháng 12/2019, Pháp tuyên bố "không nhất thiết phải theo Mỹ loại Huawei khỏi các dự án xây dựng mạng điện thoại đời mới". Trước đó vài tháng, Pháp vừa thông qua một bộ luật nhằm nâng cao khả năng bảo đảm mức độ an toàn cho mạng 5G nhưng tránh nêu tên bất kỳ nhà cung cấp nào. Ông Nocetti nhận định: "Lập trường được giữ khá kín của Pháp khiến không ít người ngạc nhiên. Thực chất, Paris luôn tỏ ra gần với quan điểm của Washington, dù không cực đoan như Mỹ".
Trong 6 tháng cuối năm 2019, chính Washington cũng đã 3 lần tạm hoãn lệnh trừng phạt tập đoàn này. Tuy nhiên, chính quyền Trump vì muốn loại Huawei nên đã ngỏ ý "hỗ trợ" tài chính cho hai tập đoàn châu Âu là Nokia và Ericsson như tin được tờ Thời báo Tài chính Anh đăng tải, nhằm tạo điều kiện để có một sự cạnh tranh trên thị trường cung cấp mạng 5G trong lúc mà từ "nhiều năm qua, Huawei đã được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dễ dàng cấp tín dụng để trở thành một ông khổng lồ trong ngành viễn thông của thế giới".
Vậy câu hỏi đặt ra là liệu EU có thể trông cậy vào hai tập đoàn đứng đầu trong ngành viễn thông của họ là Nokia và Ericsson mà không cần đến Huawei của Trung Quốc hay không? Chuyên gia Nocetti nhận định: "Trong ngắn hạn, châu Âu không thể 'đoạn tuyệt' với Huawei. Đây là kịch bản không thực tế chút nào. EU có nhiều quân chủ bài để phát triển mạng 5G và có một số tập đoàn đã làm chủ trong lĩnh vực này như Nokkia và Ericsson. Tuy nhiên, hai tập đoàn này cũng đang có nhiều dự án với các đối tác Trung Quốc".
Theo ông Nocetti, châu Âu rõ ràng đang bị kẹt giữa hai "gã khổng lồ" là Mỹ và Trung Quốc trên "bàn cờ" 5G. Nếu muốn thoát khỏi cảnh "trên đe dưới búa" này, châu Âu cần "nhanh chóng hành động mà không được phép đi sai một nước cờ".
Tin liên quan
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics