Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục lan tỏa nhanh
Những ưu đãi của các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán cũng là một trong những chất xúc tác thu hút người dùng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh: TL |
Tăng trưởng nhanh chóng
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mới đây đã triển khai thành công tính năng Facepay cho phép khách hàng thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt, không dùng tiền mặt, không thẻ ngân hàng, không điện thoại. Đây được đánh giá là một trong những phương thức thanh toán mang tính bảo mật cao, tránh bị gian lận và có thể thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Trong một báo cáo công bố mới đây, Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa đã đưa ra những số liệu cho thấy sự phát triển ấn tượng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Cụ thể, có tới 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).
Do tác động của dịch Covid-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất 1 lần 1 tuần. Trong khi đó, ½ số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử. Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.
Báo cáo của Visa cũng tương đồng với số liệu giao dịch qua nền tảng thanh toán Payoo khi phương thức thanh toán điện tử đều có tăng trưởng tốt trên nhiều lĩnh vực như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điện máy, F&B, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, giáo dục, du lịch… trong năm 2021 và các tháng đầu 2022. Cụ thể, thanh toán online tăng trưởng mạnh năm 2021 ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là mảng giáo dục khi có mức tăng trưởng giao dịch online cao gấp 10 lần. Dịch Covid-19 trong năm 2021 cũng làm thay đổi thói quen mua sắm của người dân. Trước đây, người dân dè dặt trong việc mua sắm hàng hóa online hoặc chỉ mua với giá trị nhỏ, sau dịch, những giao dịch mua hàng online đã tăng trưởng nhanh và giá trị trung bình mỗi đơn hàng cũng tăng 20% so với trước.
Từ đầu năm 2022 đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát và tâm lý người dân cởi mở trong việc mua sắm, đi lại dẫn đến hầu hết các ngành nghề đều có sự phục hồi nhanh. Đặc biệt, từ giữa tháng 3 đến nay, nhờ các chính sách kích cầu du lịch, nhóm ngành dịch vụ du lịch, ăn uống có bước tăng trưởng rõ rệt. Doanh thu trung bình quý 1/2022 của mảng du lịch gấp 4,2 lần quý trước và gấp 12 lần so với thời điểm trong dịch (từ tháng 5-10/2021). So với cùng kỳ năm ngoái, mảng du lịch đầu năm nay cũng có doanh thu tăng trưởng 50%, chủ yếu tăng trưởng từ nhóm vé máy bay và khách sạn. Với ngành F&B, doanh thu quý 1/2022 đã tăng gấp rưỡi so với quý 4/2021, khối lượng giao dịch tăng 24%. Số liệu doanh thu đầu quý 2 cũng tăng gần 40% so với cùng kỳ quý 1/2022 và tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ quý 4/2021.
Tại Ngân hàng OCB, đại diện ngân hàng cho biết, việc sử dụng ngân hàng số OCB OMNI và các kênh online để thanh toán tại OCB chiếm đến 95% số lượng giao dịch trên tổng các kênh giao dịch của OCB (bao gồm kênh truyền thống là tại quầy) và so với cùng kỳ năm ngoái lượng giao dịch qua OCB OMNI đã tăng trưởng gần 80%.
Mở rộng tới chợ, tạp hóa…
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ, sự tác động của đại dịch Covid-19 là không thể bỏ qua, cả trong ngắn hạn và dài hạn khi những tác động này dẫn đến những thay đổi lâu dài trong việc người tiêu dùng lựa chọn cách thức mua sắm và thanh toán. Thành công của các đơn vị chấp nhận thanh toán số và DN phụ thuộc vào khả năng cải tiến và chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi trên. Thực tế trong thời gian qua, bên cạnh các giải pháp đầu tư về công nghệ, các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán cũng triển khai nhiều chương trình ưu đãi để khuyến khích, thu hút người dùng trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt. Điển hình như tại OCB, ngân hàng đã duy trì chính sách ưu đãi miễn phí toàn bộ phí chuyển tiền, phí thanh toán, phí đăng ký sử dụng các phương pháp xác thực nâng cao… trên OCB OMNI suốt từ năm 2018 đến nay. Ngoài ra còn có các chương trình khuyến mãi liên tục như hoàn tiền nạp điện thoại, ưu đãi cho thanh toán hóa đơn…
Tương tự, Payoo cũng kết hợp với tổ chức thẻ Mastercard và các đối tác bán lẻ như AEON MALL, các cửa hàng tiện lợi, điện máy như FamilyMart, B’s mart, Di Động Việt, các đối tác F&B như Grove Fresh, Califresh, Highlands, Jollibee,… tổ chức chương trình khuyến mãi đến 15% giá trị đơn hàng dành cho phương thức thanh toán không tiếp xúc nhằm thúc đẩy và khuyến khích thói quen thanh toán điện tử cho người dân, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ, F&B phục hồi sau dịch.
Theo Visa, mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch. 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong suốt thời kỳ đại dịch và ½ người dùng lần đầu trải nghiệm mua hàng qua nền tảng mạng xã hội. 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
Đại diện OCB cũng dự báo đà tăng trưởng thanh toán không tiền mặt và đặc biệt là giảm thiểu tiếp xúc khi thanh toán sẽ tiếp tục phát triển. Dự kiến sẽ tập trung phát triển ở những lĩnh vực tiêu dùng như các cửa hàng, tạp hóa bán lẻ, quán ăn, chợ truyền thống… Hiện OCB cũng đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển để triển khai các giải pháp thanh toán mới đến các phân khúc này trong năm 2022.
Còn theo đại diện Payoo, dù đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm qua, thị trường thanh toán tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, với quy mô 90 triệu dân ở Việt Nam và lượng giao dịch thanh toán bằng tiền mặt còn lớn thì dư địa cho thanh toán điện tử phát triển là rất dồi dào. Tất cả mọi lĩnh vực đều có cơ hội tăng trưởng thanh toán điện tử, nhưng những lĩnh vực trước nay người dân quen với hình thức thanh toán truyền thống có thể tạo được bứt phá nhiều hơn như giáo dục, y tế, dịch vụ công,…
Trong thời gian tới, Payoo cũng tiếp tục đẩy mạnh giải pháp thanh toán đa kênh, đồng thời ứng dụng công nghệ để mang đến nhiều giải pháp thanh toán hiện đại, kết hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng xây dựng các chương trình truyền thông phù hợp nhằm giúp ngày càng nhiều người dùng hiểu về thanh toán điện tử hơn nữa. Payoo cũng kỳ vọng với tốc độ phát triển hiện nay, trong vòng 3 – 5 năm tới, Việt Nam có thể bắt kịp và vượt qua các nước trong khu vực về tỷ trọng thanh toán điện tử trong nền kinh tế nói chung.
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics