Thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng mạnh
![]() |
Công chức Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Hải quan Lạng Sơn) kiểm tra mặt hàng vải NK. (Ảnh: L.BẰNG)
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng tới 144 lần
Trong một chuyên đề nghiên cứu về mức độ phụ thuộc thương mại của Việt Nam vào Trung Quốc, TS Nguyễn Đình Cung, TS Trần Toàn Thắng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Thống kê thương mại cho thấy khả năng gia tăng sự phụ thuộc thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là hiện hữu. Trung Quốc là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 2002, NK từ Trung Quốc chiếm 8,9% tổng NK, đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23,3% và tăng lên 27% vào năm 2013. Trong khi đó, XK từ Việt Nam sang Trung Quốc hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch XK, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 và lên 13% vào năm 2013. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vì thế, gia tăng nhanh, tới 23 tỷ USD trong cùng năm.
“Quan trọng hơn, Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất cao trong một số sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam, ví dụ như cao su, rau quả. Tương tự như thế mức độ tập trung trong NK của Việt Nam từ Trung Quốc cũng rất lớn với một số mặt hàng như sản phẩm cơ khí, điện tử, nguyên liệu dệt may” – nhóm chuyên gia của CIEM đánh giá.
Theo các chuyên gia, với các sản phẩm nông nghiệp (cao su, cà phê, chè, gỗ, thủy hải sản, và ngũ cốc), Việt Nam có sự phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và hầu như lớn nhất ở ASEAN. Hai sản phẩm có sự gia tăng lớn về sự phụ thuộc là nhóm ngũ cốc và điện tử đều có xu hướng gia tăng rất nhanh.
Ngoài ra, các chuyên gia CIEM đã chỉ ra: Việt Nam cũng phụ thuộc rất lớn vào NK từ Trung Quốc. Trong vòng 10 năm, phụ thuộc NK của Việt Nam với Trung Quốc tăng mạnh. Nếu như thời điểm năm 2004 chỉ số phụ thuộc của ASEAN cao hơn mức của Việt Nam khoảng 16%, thì đến năm 2014, chỉ số phụ thuộc của Việt Nam đã cao hơn ASEAN 21,7%.
Quan trọng hơn, sự phụ thuộc này lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt với một số nhóm hàng như nguyên liệu dệt may, thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị cơ khí. Tuy nhiên, tùy mỗi mặt hàng, sự chủ động của Việt Nam trong điều chỉnh sự phụ thuộc có sự khác nhau.
Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng cho rằng phụ thuộc vào XNK với Trung Quốc là một trong những hạn chế của hoạt động thương mại Việt Nam trong 30 năm qua. Theo ông Lê Quốc Phương, nhập siêu từ Trung Quốc với quy mô lớn không ngừng tăng qua các năm, với tốc độ rất nhanh, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001, lên đến 28,9 tỷ USD vào năm 2014, tăng tới 144 lần.
Nguy cơ suy giảm kinh tế
Ông Lê Quốc Phương cho rằng: NK từ Trung Quốc đang trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất thông thường của các DN nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Chỉ 20% kim ngạch NK là hàng tiêu dùng. Điều này tác động lâu dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của DN bản địa. Có khả năng Việt Nam rơi vào hiệu ứng “giải công nghiệp hóa” sớm (giảm phát triển khu vực công nghiệp - PV) khi chỉ XK được sang Trung Quốc các hàng hóa dựa vào tài nguyên và NK hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Ngoài ra, ông Lê Quốc Phương lo ngại Việt Nam NK chủ yếu là nguyên liệu thô để sản xuất. Điều này sẽ khiến cho hàng XK của Việt Nam không được nằm trong danh mục miễn thuế theo các hiệp định thương mại do vi phạm quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Tại Diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hồi tháng 11, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng: Vấn đề quan ngại nhất là lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Bởi trong điều kiện nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề rất lớn, không dễ dàng vượt qua, kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong 5 – 10 năm tới. Lý do là nội tại kinh tế Việt Nam vẫn đang bộc lộ những yếu kém, lạc hậu, nội lực DN trong nước yếu. Tình hình đó đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc, và cần phải nhìn thẳng vào vấn đề của nền kinh tế để có những nỗ lực tháo gỡ nút thắt của nền kinh tế.
Về lý thuyết là vậy, song ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng: Việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những biện pháp giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, dựa vào cấu trúc TPP để vươn lên. Song việc vươn lên sẽ không phải là dễ dàng và không thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Tin liên quan

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil
19:25 | 13/05/2025 Xu hướng

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát
18:51 | 13/05/2025 Cần biết

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu
18:36 | 13/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD
15:53 | 13/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà
07:30 | 13/05/2025 Cần biết

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc
16:26 | 12/05/2025 Cần biết

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều
16:20 | 12/05/2025 Xu hướng

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển
09:36 | 12/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc
09:09 | 11/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cần 30 năm mới đủ nhân lực cho thương mại điện tử?

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma

Hải quan khu vực VIII bắt giữ 7 vụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

3 đóng góp nổi bật của Hải quan khu vực III với sự phát triển của Hải Phòng

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Hải quan khu vực VIII bắt giữ 7 vụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
