Facebook Twitter youtube Tiktok

Thách thức lớn của ngành điều tại vị trí số 1 thế giới

(HQ Online) - Đứng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, có nguy cơ đe dọa vị trí dẫn đầu đang nắm giữ trong nhiều năm qua.
Thách thức lớn chuyển đổi số nông nghiệp là thay đổi nhận thức
Ngành điều nhập siêu 1 tỷ USD
Ngành điều Việt Nam muốn vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị điều toàn cầu
Giữ vị trí số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ tham gia 18% trong chuỗi giá trị ngành điều. 	Ảnh: N.H
Giữ vị trí số 1 thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ tham gia 18% trong chuỗi giá trị ngành điều. Ảnh: N.H

Đối tác thành... đối thủ

Năm 2022, ngành điều đặt mục tiêu xuất khẩu 3,8 tỷ USD điều nhân, tăng 3,9% so với năm 2021. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên những kết quả khả quan đã đạt được trong năm 2021. Theo đó, vượt qua những khó khăn, thách thức của dịch Covid-19, ngành điều vẫn duy trì mức tăng trưởng 14% so với năm 2020 với kim ngạch trên 3,6 tỷ USD. Kết quả này giúp Việt Nam giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều, chiếm 80% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, tại các thị trường trọng điểm trên thế giới, hạt điều Việt Nam đều giữ thị phần vượt trội, như tại Mỹ và Trung Quốc đạt thị phần 90%, Hà Lan đạt 80%, Đức 60%...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Họa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá, việc Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng lớn điều nhân sơ chế từ các quốc gia châu Phi tiếp tục cho thấy sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Lo ngại này càng lớn hơn khi trong những năm gần đây, những đối tác cung cấp điều thô này của Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư vào chế biến và xuất khẩu nhân điều trực tiếp đi châu Âu do lợi thế về vị trí địa lý. Các nước châu Phi còn đánh thuế 5% đối với điều thô xuất khẩu. Điều này đã dẫn tới tình trạng một số DN tăng nhập khẩu điều nhân sơ chế từ châu Phi, thay vì điều thô.

Ông Họa cho biết, năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 88.000 tấn điều nhân sơ chế từ châu Phi, tăng rất mạnh từ mức chỉ hơn 30.000 tấn nhập khẩu trong năm 2020. Đáng chú ý, loại điều này mới chỉ được bóc vỏ cứng, chưa bóc vỏ lụa, nhập khẩu về để lấy C/O Việt Nam. Do kỹ thuật chế biến không bằng Việt Nam, nên loại hàng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều nhân xuất khẩu nói chung.

Hiện các nước châu Phi đều khuyến khích xuất khẩu điều nhân sơ chế bằng cách đưa ra chính sách trợ cấp vài trăm USD mỗi tấn. Thêm vào đó, việc nhập khẩu mặt hàng này sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, do 5 container điều thô mới chế biến ra được 1 container điều nhân. Tuy nhiên, theo ông Họa, nếu tiếp tục nhập khẩu điều nhân sơ chế với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay sẽ tạo môi trường tốt cho việc phát triển hoạt động chế biến điều tại châu Phi và tiến tới cạnh tranh trực tiếp với điều nhân Việt Nam.

Một thách thức nữa đặt ra đối với ngành điều Việt Nam chính là việc dù giữ vị trí số 1 về xuất khẩu nhân điều, nhưng giá trị gia tăng hiện vẫn ở mức thấp. Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam mới chỉ tham gia 18% chuỗi giá trị điều thế giới. Trong khi những phân khúc có giá trị cao như chế biến thành phẩm, phân phối… ước tính chiếm tới 60% giá thành thì chưa phải lợi thế của DN Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng đặt ra thách thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều các DN cần hết sức lưu ý vì để đưa được hàng vào các thị trường lớn và đạt được giá thành tốt thì sản phẩm cần phải được kiểm soát tốt dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật…

Tăng chất và tăng giá

Đánh giá về năm 2022, các DN điều cho biết, sau khi đạt kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19, xuất khẩu điều năm 2022 sẽ khó có thể duy trì được mức tăng trưởng như năm 2021. Theo đó, trước những lo ngại về sự đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh, các nhà nhập khẩu tại Mỹ, châu Âu đã đẩy mạnh nhập khẩu và hiện lượng tồn kho vẫn còn khá lớn. Nhưng hiện tại tình hình đã ổn định trở lại, yếu tố hỗ trợ như năm 2021 không còn nữa, nên dự kiến giá điều nhân sẽ không được tốt như năm 2021.

Bên cạnh đó, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cũng đang đặt ra thách thức lớn cho các DN. Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 cho biết, một số nhà nhập khẩu của Hoàng Sơn 1 đã yêu cầu ngừng giao hàng do đồng rúp mất giá khiến họ gặp khó khăn trong việc thanh toán. Thêm vào đó, việc các nước phương Tây cấm vận ngân hàng của Nga khiến cho việc thanh toán càng khó khăn hơn… Do đó, hiện DN đang rất thận trong trong việc sản xuất và kinh doanh để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Nhìn dài hạn hơn về tương lai của ngành điều, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý ngành điều cần chủ động thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh, trong đó tập trung mạnh mẽ vào việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm hạt điều. “Ngành điều có thể mở một cuộc thi phát triển sản phẩm mới, dù phải 5-10 năm nữa mới có thể thu về thành quả. Cần có cách nhìn mới để nâng cao giá trị của hạt điều cũng như có thể kết hợp hạt điều với những thực phẩm khác để cùng bổ trợ, nâng cao giá trị lẫn nhau” – ông Lê Minh Hoan gợi ý.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Vinacas cũng cho biết, mục tiêu chiến lược của ngành điều trong năm 2022 sẽ tiếp tục là “Giữ ổn định về lượng, tăng chất và tăng giá”. Trong đó, ngành điều sẽ tập trung phát triển mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu, đồng thời phát triển thị trường trong nước. Bên cạnh đó, sẽ phát triển mạnh vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng, hiệu quả, vừa tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu chất lượng cho chế biến, vừa góp phần thực hiện thành công chính sách tam nông của Nhà nước.

Vinacas cũng đề xuất Chính phủ cần sớm ban hành chính sách hạn chế nhập khẩu điều nhân sơ chế (nhân điều còn vỏ lụa và nhân trắng), đồng thời ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ - thiết bị chế biến điều ra nước ngoài, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích quy trình công nghệ, thiết bị chế biến điều, đề xuất áp thuế xuất khẩu máy móc, thiết bị chế biến điều. Chất lượng điều thô nhập khẩu cũng cần được kiểm soát thông qua việc hoàn thiện tiêu chuẩn TCVN về hạt điều thô và định mức nguyên liệu nhập khẩu. Vinacas cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất với Nhà nước những giải pháp, chính sách để kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu có tỷ lệ nhân thu hồi thấp…

Ông Vũ Bá Phú cũng cho rằng, để khẳng định vị thế của ngành điều Việt Nam, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Vinacas cần có sự phối hợp chặt chẽ để tạo sự liên kết, hỗ trợ DN đạt các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường… Bên cạnh đó, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần làm việc chặt chẽ với Vinacas để cập nhật tình hình thị trường, kết nối DN tới tay người bán lẻ, kết nối các DN với nhau để cùng phát triển thị trường…, qua đó giúp Việt Nam khai thác được giá trị lớn hơn thay vì chỉ dừng lại ở mức 18% trong chuỗi giá trị ngành điều như hiện nay.

Năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 88.000 tấn điều nhân sơ chế từ châu Phi. Do kỹ thuật chế biến không bằng Việt Nam, nên loại hàng này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều nhân xuất khẩu nói chung.
Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Doanh nghiệp Ấn Độ kết nối giao thương lĩnh vực điện, điện tử tại TPHCM

Doanh nghiệp Ấn Độ kết nối giao thương lĩnh vực điện, điện tử tại TPHCM

(HQ Online) - Trong bối cảnh kim ngạch XNK giữa Việt Nam- Ấn Độ mỗi năm một tăng, hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước về lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, công nghệ số và năng lượng sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch XK cho các doanh nghiệp.
Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

Xuất khẩu cao su tăng mạnh trong tháng 6

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2024 đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 238 triệu USD, tăng 77,6% về lượng và tăng 76,6% về trị giá so với tháng 5/2024.
Hải quan ASEAN tích cực hợp tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Hải quan ASEAN tích cực hợp tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Cơ chế tham vấn của Hải quan ASEAN đang phát huy kết quả tốt, là nguồn lực quý giúp Hải quan ASEAN nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu hợp tác, đặc biệt là cơ chế tham vấn với các đối tác doanh nghiệp khu vực tư nhân.
Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh

Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh

(HQ Online) - Nguyên liệu dệt may, da giày hay nhiệu liệu như xăng dầu, than tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, theo Tổng cục Hải quan.
4 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

4 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, cả nước có 4 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo Tổng cục Hải quan.
Điện thoại khó giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

Điện thoại khó giành lại ngôi vị số 1 về xuất khẩu

(HQ Online) - Sau nhiều năm nắm giữ vị trí số 1 về xuất khẩu của nước ta, thời gian gần đây, điện thoại và linh kiện đã bị mất ngôi vị.
(Infographics) Gần 403 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến giữa tháng 7/2024

(Infographics) Gần 403 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến giữa tháng 7/2024

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, tăng 56,7 tỷ USD so với cùng kỳ 2023, theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Nửa năm, chi hơn 54 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

Nửa năm, chi hơn 54 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của nước ta, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Thương mại Việt - Pháp đạt gần 2,5 tỷ USD trong nửa đầu năm

Thương mại Việt - Pháp đạt gần 2,5 tỷ USD trong nửa đầu năm

(HQ Online) - Pháp là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu với kim ngạch song phương đạt hàng tỷ USD/năm.
(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kim ngạch XNK Việt Nam-Trung Quốc đạt hơn 94 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam – Trung Quốc đạt 94,53 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

Đến giữa tháng 7, xuất nhập khẩu đạt hơn 400 tỷ USD

(HQ Online) - Đến giữa tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố ngày 18/7.
Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Hàng hóa Trung Quốc ùn ùn về Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng chục phần trăm so với cùng kỳ 2023.
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(HQ Online) - Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(Infographics) Hơn 369 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

(HQ Online) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 51,08 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(Infographics) Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào trong 6 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - Hết tháng 6 đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào đạt 927,6 triệu USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 51 tỷ USD

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 6 có giảm nhẹ những vẫn ở mức cao, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan mới công bố.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Hoàn thiện quy định về giao dịch chứng khoán, đưa thị trường có bước phát triển về chất

Hoàn thiện quy định về giao dịch chứng khoán, đưa thị trường có bước phát triển về chất

Bộ Tài chính sẽ thống nhất với các bộ, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để ban hành và triển khai thông tư quy định về giao dịch chứng khoán... trong thời gian sớm nhất.
ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành yếu tố quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Chiều 26/7, sau lễ truy điệu, đoàn xe nghi lễ đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông về Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Hệ thống cảng biển TPHCM có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng; là cửa ngõ đưa sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đi ra thế giới.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024) có các tin chính sau:
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024) có các tin chính sau:
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
Phiên bản di động