Thách thức lớn chuyển đổi số nông nghiệp là thay đổi nhận thức
Ông Đặng Duy Hiển |
Đến thời điểm hiện tại, ngành nông nghiệp đã áp dụng công nghệ và số hoá ở mức độ nào, thưa ông?
Thời gian qua, ngành nông nghiệp và một số địa phương đã phân công, chủ động ứng dụng các giải pháp số trong sản xuất nông nghiệp, quản trị nông thôn. Một số đơn vị đã sử dụng công nghệ số trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp.
Tiêu biểu trong trồng trọt là các phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường, giai đoạn sinh trưởng của cây, cho phép truy xuất theo dõi các thông số này trong thời gian thực. Trong chăn nuôi là ứng dụng công nghệ internet vạn vật hoặc block chain, công nghệ sinh học ở trang trại quy mô lớn. Trong lâm nghiệp là ứng dụng công nghệ mã vạch để quản lý giống và lâm sản. Trong thuỷ sản là ứng dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, điện thoại vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ… Một số DN lớn như Vineco hoặc Hoàng Anh Gia Lai, Dabaco… đã áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để điều hành sản xuất và phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Thoạt nhìn, các điểm sáng về ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp nông thôn đã tạo được những ấn tượng tốt nhưng thực tế đó mới chỉ là các kết quả thực hành mang tính rời rạc, chủ yếu theo sáng kiến riêng lẻ của một số DN, địa phương; còn làm theo tư duy cũ chưa có kết nối số, chưa làm theo yêu cầu toàn diện của chuyển đổi số đúng nghĩa để mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ông đánh giá như thế nào về lợi ích nổi bật của chuyển đổi số nông nghiệp đặt trong bối cảnh dịch bệnh đã, đang và vẫn có những diễn biến phức tạp?
Một nền tảng số nông nghiệp có thể giúp người nông dân khai thác tốt các lợi thế của mình. Cơ quan quản lý nhà nước có thể tạo ra dữ liệu hữu ích cho người nông dân bằng cách phân tích các điều kiện về đất đai, hình ảnh qua vệ tinh, dữ liệu thời tiết hay các yếu tố khác; giải quyết được khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch thông qua số hoá hạ tầng logistics và kho vận. Hiện nay, khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch chỉ làm ở quy mô nhỏ, còn thô sơ dẫn đến nông sản bị hư hỏng nhanh, chất lượng đến tay người tiêu dùng bị suy giảm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo là phải lấy người nông dân làm trung tâm, vì lợi ích của người nông dân làm cho cuộc sống người nông dân tốt hơn để họ yên tâm làm ăn, sản xuất tại nông thôn. Người nông dân sản xuất nông sản với chi phí thấp nhưng bán ra được giá trị cao là đích đến của ngành NN&PTNT.
Xin ông cho biết, đâu là thách thức lớn nhất phải đối mặt khi chuyển đổi số nông nghiệp?
Chuyển đổi số trong nông nghiệp không đơn giản chỉ là số hoá, biến đổi số liệu trên giấy thành dữ liệu mềm mà yêu cầu phải ứng dụng công nghệ số để tạo ra phương thức làm việc mới, mở ra thời kỳ phát triển thông minh hoá. Với nông nghiệp đó là bậc thang chuyển đổi rất cao, vượt qua được là thách thức rất lớn.
Thách thức đặt ra là vấn đề thay đổi thói quen của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp cũng như nhận thức đúng đắn của người lãnh đạo. Nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng, có bước đi phù hợp và được hỗ trợ thoả đáng từ chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như cộng đồng DN, nông nghiệp Việt Nam sẽ có những chuyển biến nhanh, toàn diện trong thời gian tới.
Ở góc độ nhân lực trong nông nghiệp, công nghệ không thể thay thế kiến thức về hệ sinh thái nông nghiệp; sẽ rất khó để người nông dân áp dụng công nghệ khi họ không thành thạo còn DN không có định hướng cụ thể. Đó là những thách thức lớn phải đối diện trong tiến trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, phải lưu ý để tránh hoặc khắc phục trong thời gian tới.
Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2022, Ban Chỉ đạo sẽ tập trung triển khai các hoạt động nào, thưa ông?
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tích cực phối hợp với các đối tác, đơn vị chuyên ngành thí điểm triển khai chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi, trồng trọt một cách cụ thể, khả thi, thiết thực; điều phối thúc đẩy phát triển phổ biến một số nền tảng chuyển đổi số quan trọng như nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn cấp, cấp mã số vùng trồng.
Trong năm 2022, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành Đề án chuyển đổi số ngành NN&PTNT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở để toàn ngành triển khai chuyển đổi số, tạo động lực mới đột phá, nâng cao hiệu quả sản xuất thu hút sự tham gia của mọi thành phần trong chuỗi sản xuất từ nông dân, nông thôn, DN, hợp tác xã đều tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Bộ NN&PTNT đã có hướng là mỗi đơn vị phải có ít nhất 1 hoạt động chuyển đổi số nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp số cũng như tạo sự lan toả đến bà con nông dân.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Chiếu xạ Toàn Phát đủ điều kiện chiếu xạ xoài và nhãn tươi xuất khẩu sang Úc
13:54 | 29/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Lạng Sơn: Đề xuất chia sẻ dữ liệu với Nền tảng cửa khẩu số để tạo thuận lợi xuất khẩu nông sản
08:55 | 25/05/2024 Hải quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics