Tạo đột phá hạ tầng giao thông phải tính đến quy hoạch dài hơi
Nhiều giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế | |
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn đầu tư hạ tầng giao thông | |
Quy hoạch hạ tầng giao thông Việt Nam khá dở; |
Thảo luận tại Tổ 12 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Kiên Giang và TP Hải Phòng. Ảnh: quochoi.vn |
Cho cơ chế đặc thù phải nâng cao tinh thần trách nhiệm
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, 5 dự án được bàn thảo rất kỹ, tốn nhiều thời gian trong quá trình chuẩn bị cho kỳ họp. Nếu cả khoá XIV chỉ có 1 dự án quan trọng quốc gia thì ngay kỳ họp này có đến 5 dự án. Nếu tính cả cao tốc Bắc Nam được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp thứ 2 thì ngay năm đầu của Khoá XV đã có 6 dự án quan trọng quốc gia.
Theo Tờ trình về chủ trương đầu tư các dự án xây dựng đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1) và Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1): cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1) có tổng chiều dài hơn 188 km; tổng mức đầu tư gần hơn 44.600 tỷ đồng. Trong khi đó, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng; tổng chiều dài khoảng 53,7 km. Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1) có tổng chiều dài khoảng 117,5 km; tổng mức đầu tư dự án là 21.935 tỷ đồng. Theo Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường Vành đai 3 TPHCM: dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8 km; sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỷ đồng. Dự án đường Vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài tuyến là 76,34 km; sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.378 tỷ đồng. |
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, các dự án này được đề xuất áp dụng nhiều cơ chế đặc thù khác với luật hiện hành. Đơn cử như, Luật Ngân sách nhà nước không cho phép lấy ngân sách cấp này chi cho cấp kia. Đường cao tốc thuộc trách nhiệm của Trung ương, còn đường song hành thuộc trách nhiệm địa phương nhưng trong điều kiện hiện nay xin Quốc hội chấp thuận cho sử dụng cả vốn Trung ương và vốn địa phương để thực hiện vì “tình huống đặc biệt cần giải pháp đặc biệt”. “Hay theo Luật Giao thông đường bộ, cao tốc thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, tỉnh lộ là của địa phương nhưng hiện nay để một bộ đảm trách 6 dự án quan trọng quốc gia, chưa kể các dự án khác thì bộ đó không thể làm hết được nên sẽ giao cho một số địa phương có dự án đi qua”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Luật Xây dựng chỉ cho phép lập dự án theo nguyên tắc vận hành độc lập, kể cả tiểu dự án. Tuy vậy giai đoạn này không quá máy móc nên đã thống nhất xin Quốc hội cho cơ chế chia dự án theo địa giới hành chính. “Đã cho cơ chế đặc thù thì phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, cá thể hoá được trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình, trách nhiệm người đứng đầu. Cần lưu ý tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để tránh hệ luỵ xấu, chỉ định thầu mà năng lực không đúng, làm không đến nơi đến chốn thì người chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Cần tính đến quy hoạch dài hơi
Tham gia thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: tập trung phát triển cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phát lớn của nền kinh tế, đặc biệt là đường giao thông. “Đường giao thông đi đâu thì trăm nghề phát triển nên phát triển hệ thống giao thông sẽ tạo “mạch máu” quốc gia và khai thác tiềm năng sẵn có phục vụ sự phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Tuy nhiên, “Tư lệnh” ngành Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải: “Khi xây dựng các tuyến đường phải tính quy hoạch dài hơi, phải có tầm nhìn dài hạn, thiết kế đường vững chắc, rộng rãi, đảm bảo cho tương lai, tránh tình trạng quy hoạch xong mấy năm sau làm xong đường đã lỗi thời. Bên cạnh đó cần khắc phục các khó khăn, vướng mắc để thi công nhanh, đưa vào sử dụng nhanh, hiệu quả tốt”.
Chia sẻ sâu hơn về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TPHCM, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho rằng, cần tính toán, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện hơn, đặc biệt là những tình huống không mong đợi như về thủ tục quy trình, về cân đối vốn, về biến động giá cả thị trường trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, lương thực, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa biết khi nào được kiểm soát, phục hồi. “Có tính kỹ thì việc triển khai mới đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, tránh kéo dài, đội vốn, phát sinh tăng nguồn lực đầu tư”, vị đại biểu đoàn Hậu Giang nói.
Để bảo đảm tính khả thi và tiến độ của các dự án, Chính phủ đã trình Quốc hội cơ chế chính sách đặc thù về vật liệu xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng cơ chế đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022. Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Minh Nam, thực trạng khan hiếm và tăng giá nguồn nguyên vật liệu hiện nay đã và đang xảy ra trong quá trình triển khai các dự án. Đây là khó khăn thực tiễn cần quan tâm, nỗ lực kiểm soát và có giải pháp toàn diện, đồng bộ hơn chứ không chỉ dựa vào cơ chế, chính sách đặc thù đã được duyệt. Lý do vị này đưa ra là bởi cơ chế đặc thù cũng chỉ giải quyết được một số khó khăn chứ không thể giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc phải đối mặt.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) cho rằng, khi triển khai các dự án giao thông trên, các cơ quan của Chính phủ cần tính đến nguồn nguyên vật liệu khi tăng giá, đặc biệt là tránh tăng giá đột biến từ 30-40%. Mặt khác, quá trình đấu thầu cũng cần đảm bảo đúng quy định giá nguyên vật liệu, thiết bị thi công trên thị trường. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng nên có sự đánh giá về tác động môi trường như khi khai thác cát, đá sỏi, việc đào sâu dưới lòng đất trong quá trình triển khai các dự án giao thông…
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics