Nhiều giải pháp tạo đột phá phát triển kinh tế
WB: Thận trọng với khu vực tài chính khi triển khai chương trình phục hồi kinh tế | |
“Đòn bẩy" cho doanh nghiệp và nền kinh tế |
Doanh nghiệp cần được hỗ trợ tốt nhất để phục hồi, phát triển. Ảnh: X.H |
Thời cơ vàng cải cách thể chế
Theo các chuyên gia, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, rủi ro, khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể đối với tiến trình vực dậy và tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia cho rằng, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, các địa phương bắt tay vào thực hiện. Đây là thời cơ vàng để đẩy nhanh cải cách thể chế.
Đây là chương trình rất quan trọng và phụ thuộc rất lớn vào quá trình thực thi của chúng ta. Mới đây, các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính đã đưa ra 2 kịch bản. Trong kịch bản 1, nếu năm nay giải ngân được 40% và năm sau 50%, Việt Nam sẽ hoàn toàn đạt được GDP 6%-6,5% và năm sau cao hơn, đạt khoảng 7%.
Ở kịch bản tiêu cực hơn, trong 2 năm nếu tỉ lệ giải ngân khoảng 70%, tăng trưởng chỉ đạt 5%-5,5% năm 2022 và 6% năm 2023. Một năm cung tiền khoảng 160.000 - 170.000 tỉ đồng không phải quá lớn, và cần rất nhiều giải pháp cả bên trong và bên ngoài…
Để triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ, Tiến sỹ Cấn Văn Lực đưa ra nhiều kiến nghị. Thứ nhất, Chính phủ nên ban hành Chương trình phòng chống dịch, cập nhật Nghị quyết 128, bởi hiện tại các địa phương đang chờ đợi chương trình phòng chống dịch bài bản hơn, trong đó chú trọng nâng cao năng lực y tế. Theo khảo sát của chúng tôi, rất nhiều bệnh viện công thiếu trang thiết bị y tế, kể cả thuốc cũng khan hiếm, do những chương trình thanh tra, kiểm tra nên việc mua sắm, thiết bị y tế rất thiếu.
Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2025 nhưng cần một vài cập nhật, điều chỉnh, sau khi Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết 11 vừa qua.
Thứ ba, đây là cơ hội vàng để đẩy nhanh cải cách thể chế, nhất là môi trường đầu tư, kinh doanh. Cơ hội rất tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khi có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam sau những năm qua, vì vậy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là rất quan trọng.
Nhiều giải pháp phát triển kinh tế
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đánh giá và đưa ra nhiều giải pháp phát triển nền kinh tế, trong đó có đầu tàu TPHCM. Ông Nguyễn Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, TPHCM bị cú sốc tăng trưởng quý 3/2021 khiến kinh tế TPHCM lao thẳng dốc, khi trở lại tư thế bình thường thì tinh thần tạo đột phá để phát triển là quan trọng, tạo động lực phát triển chung cho cả nước.
Theo ông Thiên, vấn đề hiện nay là làm sao xử lý được gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng một cách thống nhất. Cụ thể là nhận thức phải thống nhất (về dịch bệnh, phương pháp ứng phó với dịch bệnh, các yêu cầu sống còn…). Thứ 2, cách triển khai, hành động cũng phải thống nhất, tức từ nhận thức tới thực tiễn và cách hành động phải thống nhất.
Đánh giá khái quát về hàng loạt giải pháp hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn bình thường mới vừa được ban hành Tiến sỹ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, từ 1/10/2021, Chính phủ đã chuyển hướng từ "zero Covid" sang thích ứng, sống chung với dịch. Đây được coi là sự tiếp sức quan trọng cho cả nước nói chung và TPHCM nói riêng để tự tin xây dựng chương trình hồi phục này.
Về công cụ hồi phục kinh tế, TPHCM nhận thức được rằng đầu tiên là cần tạo môi trường thể chế tốt nhất để nền kinh tế hấp thụ đượic vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân. Rất mừng là ở phiên họp bất thường của Quốc hội, việc thông qua 1 luật sửa 9 luật đã gỡ được những vấn đề quan trọng.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế TPHCM cho biết, năm 2022 TPHCM quyết tâm lấy lại những gì đã mất để bằng với năm 2020. Muốn trở lại được đòi hỏi TPHCM phải tăng trưởng 6,5% và tiếp tục giai đoạn 2023 - 2025 TPHCM dự kiến tăng trưởng trên 8%. Đặc biệt, thực hiện quyết tâm này, TPHCM còn được tiếp sức thêm bởi Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể đối với tiến trình vực dậy và tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, để thực hiện được quyết tâm, TPHCM cần ban hành, hình thành thêm các tổ công tác, tổ chỉ đạo để kết nối, tiếp cận được Nghị quyết 11 của Chính phủ dành cho TPHCM với tỷ trọng cao nhất.
Tin liên quan
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK