Tạo cơ chế pháp lý để xử lý dứt điểm tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi
Ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, đến hết năm 2018 vẫn còn tới 81.618 tỷ đồng, trong đó tiền thuế nợ không có khả năng thu hồi là 41.387 tỷ đồng. Ông nhận định như thế nào về công tác quản lý nợ thuế của ngành Thuế?
- Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thuế đã có quy định khá rõ ràng, cụ thể về việc quản lý nợ thuế. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng liên tục ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi kịp thời, tạo điều kiện để cơ quan thuế các cấp xây dựng các quy trình quản lý hiệu quả, giúp các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về thực thi nghĩa vụ thuế.
Đối tượng xử lý nợ bao gồm: Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể. Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề. Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ. Người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán. |
Phải khẳng định rằng, thời gian qua, ngành Thuế đã rất nỗ lực trong công tác quản lý nợ, thu hồi nợ đọng. Bằng chứng là số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, bình quân từ 2015-2018 thu đạt 80% số nợ có khả năng thu hồi, tốc độ tăng bình quân 14,4%/năm. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014 xuống 7,6% vào năm 2017 và tính đến cuối năm 2018 giảm xuống chỉ còn 6,7%.
Tuy nhiên, thực tế kinh tế-xã hội của nước ta những năm qua thường xuyên bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Điều này cũng tác động không nhỏ tới công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Chính những tác động khách quan đã làm nợ thuế, nhất là nợ không có khả năng thu hồi lên tới hơn 40.000 tỷ đồng, bao gồm cả tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp. Số nợ này chủ yếu rơi vào các trường hợp người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, hoả hoạn; phá sản, giải thể…
Nếu đã là khách quan, cho dù không xử lý nợ, không xoá nợ thì ngân sách nhà nước cũng không thể thu được khoản tiền thuế nợ đó. Trong khi, hàng ngày, cơ quan thuế các cấp vẫn phải dành nguồn lực để quản lý. Chính thực trạng này yêu cầu ngành Thuế phải xử lý dứt điểm các khoản nợ không còn khả năng thu hồi.
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/7/2020, có quy định khá rõ ràng, cụ thể về vấn đề quản lý và xóa nợ thuế. Vậy theo ông, có cần thiết phải ban hành Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách hay không?
- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 chỉ quy định xử lý nợ thuế từ ngày 1/7/2020 trở đi, còn trước đó thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật hiện hành. Thực tế, khi cần điều chỉnh các hiện tượng, hành vi xã hội thì phải có hành lang pháp lý để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức thực hiện. Soi chiếu với Luật Quản lý thuế hiện hành cho thấy, Luật chưa có các quy định cụ thể xử lý nợ đối với người nộp thuế đã chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực sự không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, nên số tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tồn tại dây dưa kéo dài. Do đó, việc người nộp thuế, doanh nghiệp nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách diễn ra từ trước khi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực cần phải có một hành lang pháp lý điều chỉnh. Việc ban hành Nghị quyết là cần thiết, nhằm tạo cơ chế pháp lý để xử lý dứt điểm tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tồn tại lâu năm.
Với những nội dung tại dự thảo Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách, ông có nhận định như thế nào?
- Mục tiêu của Nghị quyết xử lý tiền thuế nợ không còn khả năng thu là tổ chức thực hiện kịp thời các chủ trương, định hướng của Quốc hội tại Nghị quyết số 55/2017/QH14 về yêu cầu tái cơ cấu lại ngân sách, tăng cường quản lý thu, trong đó có việc xử lý nợ. Đồng thời, khắc phục triệt để số nợ đọng không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước đã tồn tại nhiều năm, không để dây dưa kéo dài; tháo gỡ khó khăn cho những người nộp thuế có phát sinh nợ thuế do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác.
Xử lý tiền thuế nợ trong đó có xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là vấn đề nhạy cảm, nên đối tượng được đề xuất, cũng như người ra quyết định phải hết sức cẩn trọng. Một mặt phải rà soát kĩ các đối tượng thuộc diện được khoanh nợ, xóa nợ. Mặt khác phải đảm bảo được công tác giám sát sao cho minh bạch, công bằng.
Về nhóm đối tượng, điểm đáng lưu ý đó chính là đối tượng bỏ địa chỉ kinh doanh, không còn hiện diện tại nơi đăng ký, hoặc không có địa chỉ liên lạc. Bởi, theo quy định hiện hành, họ vẫn có thể hoạt động ở địa điểm khác, thậm chí dưới danh nghĩa người khác. Do vậy, phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của cá nhân khi cố tình không nộp thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhiều doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
19:49 | 11/12/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics