Nên công khai những người sử dụng bằng giả
Ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng. |
Thưa ông, trước vụ việc nhiều người sử dụng bằng giả do trường Đại học Đông Đô cấp, nhiều ý kiến cho rằng nên công khai danh tính những người này, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Việc hơn 50 trường hợp mua bằng giả phục vụ cho việc xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ do trường Đại học Đông Đô cấp khiến dư luận bất ngờ và bức xúc. Hành vi này không chỉ khiến dư luận đặt nghi vấn về thực tài của những người đang làm luận án tiến sĩ, chất lượng những công trình nghiên cứu khoa học của họ mà còn là thái độ của người dân đối với học vị này.
Không ai có thể chấp nhận một người có bằng tiến sĩ, một nhà khoa học nhưng đến tiêu chuẩn về ngoại ngữ cũng không đủ, phải đi mua bằng giả. Hơn nữa, việc mua bằng giả để gian dối cho thấy họ không có đạo đức của người làm nghiên cứu khoa học, không đủ tư cách, không xứng đáng với học vị tiến sĩ.
Tôi cho rằng cần phải công khai danh tính của 55 cá nhân sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô bất kể chức vụ của họ là gì. Sở dĩ như vậy là do hành vi của 55 cá nhân sử dụng bằng giả rất đáng lên án, vi phạm đạo đức giáo dục và tạo ra thói giả dối trong bộ máy chính quyền. Nếu không xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và tạo ra tiền lệ xấu.
Bên cạnh việc công khai danh tính, những cá nhân sử dụng bằng giả của Đại học Đông Đô hiện đang công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục cần áp dụng hình thức kỷ luật, thậm chí là buộc phải rời khỏi cơ sở giảng dạy bởi họ không đủ tư cách đứng trên giảng đường rao giảng đạo đức, tri thức. Đồng thời những đối tượng này phải bị truy tố về tội mua bán, sử dụng bằng giả theo quy định của pháp luật.
Thông qua sự việc này, dư luận đặt câu hỏi phải chăng hiện công tác kiểm soát chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có nhiều kẽ hở, thưa ông?
- Tôi cho rằng có sự buông lỏng quản lý, thiếu sự thanh, kiểm tra, giám sát, không quan tâm tới công tác hậu kiểm chất lượng đào tạo của các bộ phận liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên mới để xảy ra vấn đề nghiêm trọng như tại Đại học Đông Đô.
Không thể nói rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có trách nhiệm hay vô can bởi lâu nay vẫn có những kẽ hở mang tính hệ thống của những người theo dõi công tác tuyển sinh của các trường đại học, sự phối hợp thiếu thống nhất, chặt chẽ giữa các Vụ trong Bộ Giáo dục và Đào tạo với nhau.
Qua sự việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên rà soát, kiểm tra lại hoạt động công việc của các vụ trực thuộc Bộ liên quan tới hoạt động đào tạo của các trường đại học bởi hiện có nhiều bộ phận lâu nay hoạt động rời rạc, kém chất lượng, cần được đánh giá lại.
Bên cạnh đó, Bộ cũng cần xem lại những trường nào thực sự chứng minh được có thể tự chủ trong đó có cả việc tự cấp bằng mới cho phép chủ động sản xuất phôi bằng. Những cơ sở nào chưa đảm bảo thì vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, không thể thả nổi cho các trường, đây là bài học phải rút kinh nghiệm khi đang triển khai đẩy mạnh quyền tự chủ cho các trường đại học.
Ngoài việc xử lý những người sử dụng bằng giả tại Đại học Đông Đô, theo ông cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho người học?
- Tôi cho rằng cần nhanh chóng rà soát lại những người đã được cấp và đang sử dụng văn bằng do Đại học Đông Đô cấp để đảm bảo công bằng và chất lượng. Theo quan điểm của tôi, với những trường hợp xác định được học viên thông đồng với nhà trường để mua bằng, thì nhất định phải thu hồi, công khai danh tính, xử lý hình sự tội mua bán và sử dụng bằng giả.
Còn những trường hợp đăng ký học tại Đại học Đông Đô với suy nghĩ cho rằng trường được phép đào tạo văn bằng 2, họ không bỏ tiền ra mua bằng, họ là nạn nhân của sự lừa dối tại ngôi trường này thì các cơ quan quản lý có thể xem xét tới phương án cho họ kiểm tra đánh giá lại bằng cách giao cho một cơ sở giáo dục đại học uy tín tổ chức thi, đánh giá lại kết quả học tập của các học viên và cấp bằng lại.
Nếu họ tiến hành thi đạt kết quả, sẽ được công nhận, không nhất thiết phải học lại hết, còn nếu không đạt kết quả buộc phải học lại. Đây là cách hỗ trợ cho những người được coi là “nạn nhân” bị trường lừa dối.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
‘Lỗ hổng” văn bằng
08:03 | 06/12/2023 Người quan sát
Gốm Đất Việt xác lập thêm kỷ lục thế giới
13:47 | 21/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nghiêm trị bằng giả
14:16 | 04/12/2020 Người quan sát
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Báo cáo Thủ tướng xem xét phê duyệt Quy hoạch điện VIII đầu tháng 12
19:59 | 09/11/2020 Đối thoại
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics