Tăng trưởng tín dụng năm 2021 dự kiến đạt 14%
Tín dụng tăng cao, ngân hàng nâng lãi suất để huy động vốn | |
Những ngân hàng nào được nới "room" tín dụng? | |
Nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng |
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại họp báo. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 28/12, tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2022 của NHNN, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính đến ngày 22/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt 12,68% so với cuối năm 2020 và tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính đến thời điểm họp báo là 28/12 thì tín dụng đã tăng lên 12,97%. Nguyên nhân do thời điểm cuối năm là cao điểm để ngân hàng giải ngân tín dụng, đây là xu thế và quy luật thị trường nhiều năm qua.
Định hướng sang năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, nhưng đây chỉ là mục tiêu định hướng, con số thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy vào diễn biến thị trường.
Theo Phó Thống đốc, quan trọng trong điều hành tín dụng là phải hướng dòng vốn vào lĩnh vực nào, nên NHNN sẽ tiếp tục điều hành cụ thể thông qua hạn mức tín dụng được phân cho các ngân hàng thương mại hoặc qua các công cụ gián tiếp.
Cùng với đó, NHNN sẽ thanh kiểm tra các khoản tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, ưu tiên tạo điều kiện cho bất động sản về nhà ở, tiêu dùng, phục vụ người dân có nhu cầu thực sự; tín dụng vào chứng khoán thì phải là dòng tiền lành mạnh; còn nếu bất động sản, chứng khoán có tính chất đầu cơ, tạo tăng trưởng nóng thì sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ.
Thông tin thêm về công tác điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2021, NHNN cho biết đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết thanh khoản phù hợp; điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, hỗ trợ phục hồi kinh tế; điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt...
Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội đến 30/11/2021 đạt 245.199 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2020, với hơn 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Tính đến 20/12/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,96 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,87 triệu tỷ đồng; tổng số tiền lãi lũy kế đến nay tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 34.900 tỷ đồng.
Doanh số cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho khoảng trên 1,3 triệu khách hàng.
Ngoài ra, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19. Ước tính số lượng giao dịch được miễn phí chiếm khoảng 80%.
Dự kiến tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ của Napas trong giai đoạn 2020-2021 được giảm là 2.557 tỷ đồng.
Về vấn đề nợ xấu ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, theo số liệu thống kê, hiện tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,9%, tăng 0,21% so với mức 1,69% hồi cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại theo các quy định tại Thông tư 01, 03, 14 của NHNN thì khối lượng nợ xấu và có nguy cơ chuyển thành nợ xấu có thể lên tới tỷ lệ 8,2%.
"Đây là con số nợ xấu không ai mong muốn, nhưng do dịch bệnh tạo ra nhiều khó khăn không phải do sai phạm, cố tình... nên vấn đề này cho thấy trách nhiệm của ngành Ngân hàng và các cơ quan liên quan để xử lý. Bởi tỷ lệ nợ xấu này có thể còn cao hơn nếu dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp”, ông Đào Minh Tú nêu rõ.
Tin liên quan
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản trong chu kỳ mới
10:24 | 10/11/2024 Kinh tế
9 tháng, thương mại Việt Nam - Chi Lê đạt hơn 1 tỷ USD
10:11 | 10/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan