Tăng thuế đối với thuốc lá: cần có lộ trình và phương thức phù hợp

Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” được diễn ra vào ngày 16/7 tại Hà Nội.
Tăng thuế với thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
Tại hội thảo, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam cho biết, mặc dù tổng mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm, song sản lượng tiêu thụ của thị trường bất hợp pháp vẫn ổn định theo thời gian. Qua khảo sát thực tế cho thấy, thị phần thuốc lá lậu trên toàn thế giới hiện là 11,6%, còn theo ước tính của ngành thì thị phần thuốc lá lậu cao hơn khoảng 2-3 lần.
Điển hình như tại Đức, trong giai đoạn 2002-2005 khi thuế tuyệt đối tăng 48% và thuế tương đối tăng khoảng 8%, người tiêu dùng chuyển sang mua thuốc lá từ các quốc gia khác, lượng tiêu thụ thuốc lá hợp pháp giảm khoảng 34%. Tại Vương quốc Anh, năm 2011 quốc gia này đã tăng 30% thuế tuyệt đối dẫn đến thuốc lá lậu tăng và chiếm khoảng 20% thị trường vào năm 2016, gây thất thu thuế khoảng 2,5 tỷ bảng Anh.
Còn Malaysia sau khi tăng thuế vào giai đoạn 2014-2015, sản lượng thuốc lá hợp pháp giảm 55% chỉ sau 5 năm kể từ 2014, thị phần thuốc lá lậu đã chiếm khoảng 65%, tổng tiêu thụ thuốc lá (thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu) vẫn tăng 5% sau khi tăng thuế, gây thất thoát 5,1 tỷ RM tiền thuế, thu ngân sách sau tăng thuế giảm so với thời điểm trước tăng thuế và 3 nhà sản xuất thuốc lá lớn đã đóng cửa các nhà máy tại quốc gia này.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch của PwC Việt Nam đưa ra một số dẫn chứng về những hệ lụy của các nước đã tăng sốc thuế, trong đó điển hình là Malaysia.
Từ những dẫn chứng trên, đặc biệt là trường hợp của Malaysia, đại diện PwC cho rằng kịch bản có thể xảy ra tương tự tại Việt Nam khi thuế TTĐB thuốc lá tăng quá nhanh. Bởi theo 2 phương án của Bộ Tài chính, thì thuế TTĐB cho sản phẩm thuốc lá sẽ tăng thêm khoảng 200% sau 5 năm, dẫn tới tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá tăng từ 36% (năm 2024) lên 59,4% (2030) khiến việc tiêu thụ các mặt hàng này trở nên đắt hơn, dẫn đến giảm lượng sử dụng thuốc lá. “Tuy nhiên, liệu kỳ vọng này có đạt được không?”, bà Vân đặt câu hỏi và phân tích.
Tại hội thảo, các bên liên quan cũng đã đánh giá tác động của việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá thông qua mô hình phân tích của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính). Theo đó, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030: thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Điều này sẽ gây nhiều thiệt hại cho ngành thuốc lá, bởi theo tính toán, sau 5 năm sẽ có khoảng 350.000 việc làm bị ảnh hưởng nếu áp dụng phương án 1 và nếu tăng thuế theo phương án 2 sẽ tác động đến khoảng 400.000 việc làm.
Theo thống kê, ngành thuốc lá Việt Nam đang tạo ra khoảng 1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, bao gồm khoảng 10.000 nhân viên nhà sản xuất, 8.000 nhân viên nhà phân phối, 110.000 đến 120.000 nông dân trồng thuốc lá và khoảng 1 triệu điểm bán lẻ. Đối với NSNN, ngành cũng đóng góp 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2023.
Và những tác động cần tính tới
Từ những phân tích trên cho thấy, người tiêu dùng và các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam là những đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế TTĐB quá nhanh. Vì vậy, tại hội thảo, đại diện từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá đã kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế TTĐB bằng cách thực hiện áp mức thuế tuyệt đối ở mức vừa phải với lộ trình tăng thuế hợp lý đến năm 2030. Cụ thể, các đại diện đề xuất mức thuế tuyệt đối 1.000 đồng/bao 20 điếu vào năm 2026 và tăng 500 đồng/năm, hoặc 1.000 đồng/bao mỗi 2 năm vào những năm tiếp theo và đến năm 2030 là 3.000 đồng/bao.
Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đề xuất phương án tăng thuế theo lộ trình.
Theo ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, phương án đề xuất trên nhằm tạo ra mức tăng thuế hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp có thời gian thích nghi và ổn định sản xuất, từ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Phương án này cũng giúp hạn chế tốc độ tăng trưởng của thuốc lá lậu, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngân sách bền vững trong dài hạn với mức thu ngân sách ước tính đạt khoảng 29,5-30 nghìn tỷ vào năm 2030, tăng trưởng 7%-9%/năm.
“Ngược lại, nếu tăng thuế cao ngay lập tức, sẽ đẩy giá bán thuốc lá hợp pháp tăng đột ngột, người tiêu dùng sẽ tìm đến nguồn hàng lậu vốn không chịu ảnh hưởng bởi thuế để thay thế, khiến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chính phủ không thể thực hiện, gây thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước do hàng lậu, đồng thời khiến mặt trận phòng chống thuốc lá lậu trở nên thách thức hơn”- ông Nhân khuyến cáo và cho rằng, nên tăng thuế TTĐB phù hợp theo lộ trình, tránh tăng cao đột ngột và liên tục...
Hội thảo “Thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá” diễn ra trong bối cảnh Dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Liên đoàn Công nghiệp & Thương mại Việt Nam, vùng nguyên liệu tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Công ty kiểm toán PwC Việt Nam, cùng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam.
PV
Tin liên quan

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế
16:00 | 15/07/2025 Diễn đàn

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể
09:37 | 15/07/2025 Diễn đàn

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp
16:12 | 02/07/2025 Diễn đàn

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá
15:40 | 24/06/2025 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh
13:56 | 20/06/2025 Diễn đàn

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe
16:57 | 19/06/2025 Diễn đàn

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số
16:04 | 16/06/2025 Diễn đàn

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên
15:40 | 14/06/2025 Diễn đàn

Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết
10:36 | 12/06/2025 Đối thoại

Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường
16:11 | 09/06/2025 Diễn đàn

Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế
10:29 | 09/06/2025 Diễn đàn

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực
15:59 | 28/05/2025 Diễn đàn
Tin mới

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics