Facebook Twitter youtube Tiktok

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý Thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Luật sư Phan Hoài Nam, Tổng Giám đốc Hãng Tư vấn W&A, cho biết, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.
Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế
Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên
Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương hoặc đa phương. Ảnh: TL.

Quy định rõ trình tự, thủ tục

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 122/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý thuế (Nghị định 122).

Nghị định 122 nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều 87 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

Về trình tự, thủ tục thực hiện, cơ quan thuế cơ sở quản lý trực tiếp người nộp thuế lập và gửi hồ sơ đề nghị xóa đến cơ quan thuế cấp tỉnh để thẩm định. Trường hợp không thuộc đối tượng xóa nợ, thì cơ quan thuế cấp tỉnh thông báo cho cơ quan thuế cơ sở theo Mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ, thì cơ quan thuế cấp tỉnh lập văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Cục Thuế thẩm định.

Cục Thuế thẩm định hồ sơ đề nghị xóa nợ. Trường hợp không thuộc đối tượng xóa nợ, thì Cục Thuế thông báo cho cơ quan thuế cấp tỉnh theo Mẫu số 02/XOANO ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.

Trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ, thì Cục Thuế dự thảo quyết định xóa nợ theo Mẫu số 06/XOANO ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, Nghị định 122 cũng phân cấp cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền cho ý kiến và quyết định ký nội dung APA đối với APA song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài theo quy định tại Khoản 5 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của APA song phương hoặc đa phương.

Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị định 122 quy định rõ: Hồ sơ đã được trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định có hiệu lực, nhưng chưa có quyết định xóa nợ thì Thủ tướng Chính phủ tiếp tục xử lý theo thẩm quyền. Các hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương đa phương đã nộp cho cơ quan thuế trước ngày Nghị định 122 có hiệu lực và chưa được báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thì thẩm quyền phê duyệt, ký được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025 và sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027, trừ một số trường hợp cụ thể được quy định rõ trong Nghị định này.

Bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang phân quyền có kiểm soát

Bàn về nội dung này, Luật sư Phan Hoài Nam, cho biết, hiện nay một số nhiệm vụ và thẩm quyền trọng yếu trong quản lý thuế – chẳng hạn như phê duyệt thỏa thuận APA, xoá nợ thuế lớn, quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuế – hiện vẫn đang tập trung tại cấp Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, thực tế đang tạo ra độ trễ trong phản ứng chính sách và làm giảm đáng kể tính linh hoạt trong tổ chức thực thi.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu biến động nhanh, các vấn đề như phòng chống xói mòn cơ sở thuế, điều chỉnh quy định giao dịch liên kết, hay xử lý các tình huống mới phát sinh từ kinh tế số và thương mại xuyên biên giới đều đòi hỏi phản ứng kịp thời và có tính kỹ thuật rất cao.

Việc phải trải qua các quy trình lấy ý kiến, thẩm định nhiều tầng nấc khi mọi thẩm quyền đều dồn lên Chính phủ hay Thủ tướng rõ ràng không còn phù hợp trong giai đoạn chuyển đổi số và hội nhập sâu rộng hiện nay.

Đối với quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính được xóa nợ thuế từ 15 tỷ đồng trở lên, Luật sư Phan Hoài Nam khẳng định, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.

Theo quy định hiện hành tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, các khoản nợ thuế lớn hiện do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định xoá, dẫn đến tồn đọng nhiều hồ sơ, ảnh hưởng đến báo cáo tài chính cũng như khả năng phục hồi của doanh nghiệp không còn hoạt động thực tế.

Việc chuyển thẩm quyền này về cho Bộ trưởng Bộ Tài chính là phù hợp với nguyên tắc phân cấp quản lý và định hướng tại Luật Tổ chức Chính phủ 2025 cũng như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, trong đó nhấn mạnh việc phân định rõ thẩm quyền giữa cấp trung ương và bộ ngành chủ quản. Đây là cấp có năng lực chuyên môn sâu, trực tiếp quản lý cơ sở dữ liệu thuế và nắm rõ tình hình thực tế của từng trường hợp nợ đọng.

Quy định này sẽ góp phần giảm tải cho cấp trung ương, thúc đẩy xử lý các khoản nợ thuế khó thu, đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả quản lý ngân sách trong giai đoạn tới.

Từ góc độ kỹ trị và quản trị công hiện đại, theo vị Luật sư này, cần phân định rành mạch giữa vai trò chiến lược của Chính phủ với vai trò điều hành, tổ chức thực hiện của các bộ ngành.

Việc phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trong các lĩnh vực chuyên môn sâu như quản lý thuế là hết sức cần thiết để bảo đảm tính chủ động, tốc độ phản ứng và hiệu quả quản lý. Đây cũng là thông lệ quốc tế phổ biến mà Việt Nam nên tiếp cận mạnh mẽ hơn.

Do vậy, việc phân cấp, phân quyền một số thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng sang Bộ trưởng Bộ Tài chính – là một bước tiến đúng đắn, kịp thời, và cần được tiếp tục mở rộng trong tương lai với nguyên tắc kiểm soát quyền lực đi kèm trách nhiệm giải trình rõ ràng.

Thúy Nga

Tin liên quan

Cần có lộ trình phù hợp thu thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Cần có lộ trình phù hợp thu thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Liên quan đến dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế đang được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã có thông tin báo chí làm rõ thêm một số nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có chính sách thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Bài 2: Thêm nhiều khoản miễn thuế, mở rộng diện thu nhập chịu thuế TNCN

Bài 2: Thêm nhiều khoản miễn thuế, mở rộng diện thu nhập chịu thuế TNCN

Trong Dự thảo Luật Thuế TNCN thay thế do Bộ Tài chính xây dựng, nhiều quy định quan trọng về thu nhập chịu thuế và miễn thuế đã được đề xuất điều chỉnh, bổ sung theo hướng bao quát đầy đủ các loại thu nhập phát sinh trong nền kinh tế hiện đại. Điều này cũng thể hiện rõ tinh thần nhân văn, đảm bảo công bằng và phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập và mục tiêu điều tiết thuế TNCN.
Nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và đúng thời điểm

Nâng mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết và đúng thời điểm

Trước đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính, chuyên gia về thuế Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín khẳng định, trong bối cảnh đời sống người dân còn nhiều khó khăn, việc điều chỉnh mức giảm trừ không chỉ thể hiện sự quan tâm sát thực tiễn, mà còn góp phần kích thích tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất. Từ đó nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế không chỉ điều chỉnh chính sách thuế mà còn đề xuất loạt cải cách trong quy trình khấu trừ, kê khai, nộp và quyết toán thuế, với mục tiêu giảm gánh nặng thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cả người nộp thuế và tổ chức chi trả.
Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý quản lý thuế trong chuyển đổi số và kinh tế số

Các ý kiến tham gia góp ý Dự thảo Luật Quản lý thuế thay thế đều thống nhất với định hướng chuyển đổi số toàn diện và tự động hóa công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn, một số ý kiến đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung các cơ chế quản lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh từ hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử và tài sản số.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai sắp xếp bộ máy ngành Thuế

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai sắp xếp bộ máy ngành Thuế

Để hệ thống thuế chính thức triển khai đi vào hoạt động theo tổ chức bộ máy mới thì khối lượng công việc cần triển khai là rất lớn về nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, chuyển đổi dữ liệu, chốt sổ sách... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, toàn thể hệ thống chính trị tại các địa phương nói chung và của toàn thể công chức trong ngành thuế nói riêng đã đồng lòng, chung sức. Vì vậy, việc vận hành theo mô hình tổ chức bộ máy mới tại cơ quan thuế các cấp đã đồng bộ, đảm bảo không gián đoạn công tác quản lý thuế.
Bài 1: Đổi mới sắp xếp bộ máy ngành Thuế: Những chuyển đổi chiến lược và kết quả đạt được

Bài 1: Đổi mới sắp xếp bộ máy ngành Thuế: Những chuyển đổi chiến lược và kết quả đạt được

Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ là phương châm và nguyên tắc cốt lõi của việc đổi mới bộ máy của ngành Thuế. Mặc dù có khối lượng công việc lớn liên quan đến nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin, chuyển đổi dữ liệu, chốt sổ sách. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã nhận được sự đồng lòng, chung sức của toàn thể hệ thống chính trị tại các địa phương và công chức trong toàn hệ thống thuế. Điều này đảm bảo việc vận hành theo mô hình tổ chức bộ máy mới đồng bộ và thông suốt.
Đổi mới toàn diện phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Đổi mới toàn diện phương pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) với nhiều nội dung đổi mới quan trọng. Trong đó, các đề xuất đối với nhóm chính sách quản lý thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được xem là bước cải cách toàn diện, nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đảm bảo công bằng và hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN, trong đó có nội dung đáng chú ý là miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục đối với doanh nghiệp thành lập mới từ hộ kinh doanh (bao gồm cả cá nhân kinh doanh). Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas cho rằng, đây được xem là một chính sách ưu đãi trực tiếp, tạo động lực để hộ kinh doanh mạnh dạn chuyển đổi mô hình hoạt động, làm quen dần với chế độ kế toán và nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật.
Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, Bộ Tài chính và Cục Thuế đã và đang tích cực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền – một giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, góp phần xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số.
Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) với nhiều đề xuất đổi mới trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đáng chú ý, đề xuất phân loại lại nhóm hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô để xác định phương thức quản lý phù hợp với các luật thuế, cũng như định hướng phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS Angela Pratt đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thuế vì sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới. Dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Việt Nam kiến tạo những bước thuận lợi đầu tiên, được đánh giá là công cụ chiến lược góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2045.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Hải quan khu vực XII kiến nghị về phạm vi địa bàn hoạt động hải quan

Một số cửa khẩu đường bộ đã có phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được xác định theo ranh giới, tuy nhiên lại chưa được quy định tọa độ địa lý cụ thể như cửa khẩu Nam Giang, cửa khẩu Tây Giang…
Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Bài 5: Lan toả, xây dựng “văn hoá” tuân thủ pháp luật hải quan

Nhiều doanh nghiệp cũng ý thức rất rõ việc tuân thủ tốt pháp luật hải quan mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế trên 1.800 tỷ đồng

Cưỡng chế doanh nghiệp nợ thuế trên 1.800 tỷ đồng

Số nợ thuế của Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil tăng lên trên 1.800 tỷ đồng và tiếp tục bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Kiến nghị mở rộng và tăng khung hình phạt đối với hành vi tiếp tay cho hàng giả

Kiến nghị mở rộng và tăng khung hình phạt đối với hành vi tiếp tay cho hàng giả

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Hình sự theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và tăng khung hình phạt; bổ sung mức xử phạt nặng đối với hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng gian
Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Bài 3: Đổi mới quy trình khấu trừ và quyết toán, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế

Dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế không chỉ điều chỉnh chính sách thuế mà còn đề xuất loạt cải cách quy trình khấu trừ, kê khai, nộp thuế.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phiên bản di động