Tác động của Covid-19 đến kinh tế ASEAN
Các lãnh đạo ASEAN họp bàn về dịch Covid-19 |
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh nhiều nguy cơ khác, như tăng trưởng toàn cầu chững lại, ngày càng lớn hơn. Dịch bệnh đã làm đình trệ các hoạt động du lịch và đi lại, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và nguồn cung lao động. Bất ổn càng gia tăng tâm lý tiêu cực. Những diễn biến này ảnh hưởng tới thương mại, đầu tư, sản xuất, tác động trực tiếp tới tăng trưởng. Các hoạt động đi lại cũng như những ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là hàng không và khách sạn, là những đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi nhiều quốc gia quyết định ra lệnh phong tỏa hoặc đóng cửa đất nước.
Gián đoạn nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi giá trị và sản xuất. Trung Quốc là đầu mối khu vực, vì vậy sự gián đoạn chuỗi cung ứng, dù chỉ trong ngắn hạn, cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống. Tác động tiêu cực từ các biện pháp cách ly nguồn lao động phụ thuộc vào thời gian và ngành nghề cụ thể. Các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề hơn ngành dịch vụ, bởi lĩnh vực này còn có sự hỗ trợ của các công cụ thông tin liên lạc và công nghệ khác, giúp hạn chế phần nào sự sụt giảm trong sản lượng. Những sự gián đoạn này chắc chắn sẽ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp hơn bình thường. Ảnh hưởng từ thực tế này đối với tăng trưởng thậm chí càng khiến hậu quả của những gián đoạn trầm trọng hơn. Tất cả có thể sẽ khiến những ảnh hưởng trong ngắn hạn để lại dư chấn tới tận dài hạn.
Thiệt hại lớn nhất về kinh tế có thể sẽ đến từ những thứ vô hình. Tác động từ tâm lý tiêu cực đối với tăng trưởng và bất ổn nói chung- những yếu tố đang gây biến động thị trường tài chính- sẽ làm giảm đầu tư, mua sắm và tăng trưởng trong dài hạn. Suy thoái kinh tế toàn cầu gần như là điều khó tránh, dù nhiều chính phủ đã có những biện pháp kích thích kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chắc chắn sẽ leo thang. Việc giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, hay rút lại phần nào tiến trình toàn cầu hóa, là những vấn đề thường trực mỗi khi người ta nhắc đến đại dịch này.
Trong số các nước ASEAN, Singapore, Malaysia và Thái Lan hội nhập mạnh trong chuỗi cung ứng khu vực và sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nguồn cung sụt giảm. Indonesia và Philippines cũng khó tránh khỏi guồng quay này bởi mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với chuỗi cung ứng. Theo thời gian, các điều chỉnh về nguồn cung sẽ thay đổi mô hình thương mại và đầu tư. Những điều chỉnh căn bản đòi hỏi phải tái phân bổ các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Đại dịch sẽ gây gián đoạn quá trình tái phân bổ này, song các nước ASEAN có thể hưởng lợi từ những khoản đầu tư mới, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực nói chung.
Tất cả các nước ASEAN đều phụ thuộc vào dòng chảy du lịch, trong đó Thái Lan là quốc gia lệ thuộc nhiều nhất. Campuchia và Lào nhận phần lớn đầu tư và viện trợ từ Trung Quốc, vì vậy tăng trưởng sụt giảm tại Trung Quốc sẽ gây nhiều ảnh hưởng nhất đến 2 quốc gia này. Philippines và các nước Mekong có dân số lao động ở nước ngoài lớn. Lệnh hạn chế di chuyển hoặc triển vọng việc làm trở nên tiêu cực vì sự lây lan của dịch Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng. Trong khi đó, cuộc chiến giá cả do dịch bệnh gián tiếp gây ra sẽ tác động mạnh đến Brunei và Malaysia, các nhà xuất khẩu dầu.
Sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là điều không thể đoán trước, vì vậy các Chính phủ cũng khó có được kịch bản ứng phó hoàn hảo. Nhìn vào những dịch bệnh trước đây, xu hướng hiện nay cho thấy rủi ro đang ngày càng leo thang. Những bất ổn này càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đánh giá và điều chỉnh thường xuyên những phân tích và dự đoán này theo tình hình thực tế.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics