Sửa Luật Giá: Cơ cấu lại Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
Sửa Luật Giá: Tránh chồng chéo giữa các luật chuyên ngành | |
Sửa Luật Giá: Nâng cao năng lực doanh nghiệp hành nghề thẩm định giá |
Sẽ có nhiều thay đổi tại Danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn. Ảnh minh họa: ST |
Sửa cơ chế về thẩm quyền điều chỉnh danh mục bình ổn giá
Tại Luật Giá hiện hành, một trong những nội dung trọng tâm là Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý và gắn với các nguyên tắc về phân công, phân cấp để tạo thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá gồm 11 loại thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Những biến động về giá của các hàng hóa, dịch vụ này thường có tác động lớn đến các chỉ số điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước cũng như khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, Danh mục và cơ chế Điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ này phát sinh tồn tại, hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý.
Hiện nay Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV. Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế hiện hành, khắc phục những phân tán trong hệ thống pháp luật về giá, đảm bảo khả thi, đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá để vận hành thông suốt nền kinh tế và hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến và các điều khoản cụ thể như phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, tính cụ thể, tính thống nhất của dự thảo Luật với các luật khác liên quan. Góp ý về các nội dung như nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; các hành vi bị cấm; công khai thông tin về giá; thẩm định giá; thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về giá, phân công phân cấp giữa các cơ quan quản lý về giá; tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; các trường hợp và biện pháp bình ổn giá, Quỹ bình ổn giá; nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trách nhiệm của xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá, thẩm định giá của Nhà nước, Hội đồng thẩm định giá… |
Theo Bộ Tài chính, trong danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá quy định tại Luật Giá có những mặt hàng từ khi Luật Giá có hiệu lực đến nay chưa phát sinh yêu cầu thực hiện bình ổn giá và dự kiến trong tương lai cũng rất ít khả năng phát sinh do bản chất mặt hàng quá đa dạng về chủng loại, rất khó thực hiện bình ổn giá (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y...) hay do hiện nay nguồn cung đều rất đảm bảo, cơ cấu tiêu dùng của người dân cũng có sự chuyển dịch đáng kể (đường ăn, muối ăn...). Trước thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng nên xem xét có cần thiết phải tiếp tục quy định các hàng hóa, dịch vụ này trong danh mục bình ổn giá hay không, trong khi, có những hàng hóa, dịch vụ thực tiễn phát sinh cần xem xét thực hiện biện pháp bình ổn giá (thịt lợn hoặc giá bốc dỡ container mới chỉ được thực hiện thí điểm...) nhưng lại chưa nằm trong danh mục hoặc còn vướng mắc trong các vấn đề pháp lý.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 15 Luật Giá quy định: “Trong trường hợp cần thiết điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”. Với quy định này, cơ chế về thẩm quyền điều chỉnh danh mục bình ổn giá chưa thực sự linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của việc bình ổn giá mang tính chất tức thời cần phải thực hiện ngay trong thời điểm hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, lợi ích tổ chức, cá nhân, mặt bằng giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát... bởi việc giải trình để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sẽ mất một khoảng thời gian nhất định, khó đảm bảo được tính kịp thời của việc bình ổn giá.
Phạm vi hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã được thu hẹp còn 7 mặt hàng
Trên cơ sở rà soát, đánh giá Luật Giá và các luật chuyên ngành hiện có quy định về giá, Bộ Tài chính cho biết, tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung theo hướng giữ nguyên 5 mặt hàng hiện đang được quy định tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá của Luật Giá, gồm: xăng, dầu thành phẩm; phân Urê, phân NPK; thóc, gạo tẻ thường; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính lý giải do đây là những mặt hàng thiết yếu, rất quan trọng cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh nên được giữ nguyên.
Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến góp ý, tại Dự thảo, Bộ Tài chính cũng đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có trong Luật Giá hiện hành 4 mặt hàng, trong đó có mặt hàng điện do mặt hàng này đã thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) vẫn tiếp tục quy định mặt hàng này thực hiện định giá; mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng cũng được đưa ra khỏi Danh mục do hiện nay theo chu kỳ tháng, các doanh nghiệp tính toán căn cứ trên cơ sở mức giá CP (contract price) trên thị trường thế giới để có sự điều chỉnh phù hợp và kê khai với Bộ Tài chính. Đây là hình thức tương đồng với giá tham chiếu đang được đề xuất tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Ngoài ra, 2 mặt hàng khác là muối ăn và đường ăn (bao gồm đường trắng và đường tinh luyện) cũng không còn thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá bởi qua theo dõi nhiều năm cho thấy các mặt hàng này có mức giá tương đối ổn định, cung cầu ít biến động và cơ cấu tiêu dùng của người dân cũng có sự chuyển dịch đáng kể theo xu hướng giảm bớt tiêu dùng các mặt hàng này nên không cần thiết nằm trong danh mục bình ổn giá.
Bên cạnh việc đưa một số mặt hàng ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính cũng đã bổ sung thêm 2 mặt hàng thiết yếu đối với đời sống và sản xuất chăn nuôi gồm: thức ăn chăn nuôi và trang thiết bị, vật tư y tế. Như vậy, so với Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá tại Luật Giá hiện hành, phạm vi hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã được thu hẹp còn 7 mặt hàng. Đồng thời, tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) chỉ quy định nguyên tắc xác định Danh mục hàng hóa, dịch vục bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý, điều hành thực tiễn.
Tin liên quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách
07:49 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK