Sống chung an toàn với COVID-19: Nhìn lại chiến dịch vắc xin toàn cầu
Cụ bà Margaret Keenan được tiêm vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. (Nguồn: AP)
Tháng 12 năm ngoái, ngày mà cụ bà người Anh Margaret Keenan, 90 tuổi, trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech, được báo giới gọi là “V-Day," bởi đó được coi là thời khắc của hy vọng đánh dấu con người đã tìm ra vũ khí hiệu quả để có thể chiến thắng virus SARS-CoV-2.
Một năm sau, Công ty phát hành Từ điển Anh ngữ Oxford và nhà xuất bản sách tham khảo lâu đời nhất ở Mỹ Merriam-Webster đã lựa chọn “vắc xin” là từ khóa của năm 2021.
Liều vắc xin tiêm cho cụ bà Maggie tháng 12 năm ngoái đồng thời đánh dấu việc Anh là nước đầu tiên trên thế giới triển khai chiến dịch tiêm chủng đại trà vắc xin ngừa COVID-19, cũng là chiến dịch tiêm chủng quy mô nhất trong lịch sử nước Anh.
Một năm sau, các chiến dịch tương tự đã được thúc đẩy mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khi vắc xin trở thành “chìa khóa” quan trọng giúp các nước chuyển sang chiến lược “sống chung an toàn với COVID-19." Có thể nói, đây là chiến dịch tiêm chủng vắc xin toàn cầu lớn nhất trong lịch sử.
Theo thống kê của Our World in Data, tính đến giữa tháng 12/2021, thế giới đã tiêm 8,55 tỷ liều vắc xin, với 37,34 triệu liều được sử dụng mỗi ngày; 56,4% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19, trong đó hơn 44% đã tiêm đủ liều.
Với mục tiêu tăng độ bao phủ vắc xin càng nhiều càng tốt, các nước cũng dần mở rộng đối tượng được tiêm. Từ chỗ chỉ những người trưởng thành đủ điều kiện tiêm vắc xin, ngày càng nhiều nước triển khai tiêm cho nhóm dưới 18 tuổi, với mục tiêu sớm mở cửa lại trường học.
Đi đầu trong nỗ lực này là Mỹ, các nước châu Âu, Israel, đều là những nước sớm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin ở người trưởng thành khoảng 60-70%.
Việc tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi được tiến hành thận trọng, hạ dần tuổi được phép tiêm vắc xin, ban đầu là nhóm 12-17 tuổi. Tới nay, hơn 20 nước, trong đó có Mỹ, Canada, Chile, Israel… đã tiêm vắc xin cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi.
Tháng 9 vừa qua, Cuba trở thành quốc gia đầu tiên tiêm chủng đại trà cho trẻ em từ 2-11 tuổi, sử dụng vắc xin nội địa.
Hơn 60 nước cũng triển khai tiêm mũi tăng cường cho người đã tiêm đủ liều vắc xin, trong bối cảnh các nhà khoa học cho rằng hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi virus thường xuyên biến đổi, dẫn tới nguy cơ xuất hiện thêm các biến thế mới có thể né tránh được khả năng miễn dịch từ vắc xin.
Tiến trình tiêm mũi vắc xin tăng cường cũng lặp lại như khi tiêm mũi vắc xin thông thường, với việc ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương trước khi tiêm đại trà cho người dân.
Khi các nước chuyển sang chiến lược "sống chung an toàn với COVID-19," chứng nhận tiêm chủng vắc xin, hộ chiếu vắc xin đã trở "giấy thông hành" không thể thiếu để nối lại các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái “bình thường mới."
Mỹ đã ban hành quy định bắt buộc nhân viên liên bang tiêm vắc xin. Riêng thành phố New York còn bắt buộc thêm toàn bộ nhân viên làm việc trong khu vực tư nhân phải tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19.
Ở châu Âu, Áo đã quyết định tiêm vaccine bắt buộc từ ngày 1/2/2022, Anh yêu cầu toàn bộ nhân viên tuyến đầu thuộc Cơ quan dịch vụ y tế (NHS) tại vùng England phải tiêm đủ liều vắc xin trước ngày 1/4/2022. Nhiều nước châu Âu khác như Pháp, Italy và Hy Lạp cũng đã thông qua những điều luật bắt buộc tương tự đối với các nhóm đối tượng cụ thể.
Xác định vắc xin cùng thuốc điều trị và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, Việt Nam đã triển khai bài bản Chiến lược vắc xin phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng. Đảng, Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực, trong đó công tác ngoại giao vaccine được tăng cường để có thể nhập khẩu vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất về cho đất nước.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm tuổi 12-17 ở tỉnh Bình Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Sau khoảng 5 tháng kể từ khi phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, hơn 135 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng an toàn, miễn phí cho người dân. Hơn 75% người trưởng thành Việt Nam đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19, trong đó khoảng 55% đã tiêm đủ liều vắc xin.
Nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin trong cộng đồng, Việt Nam cũng đang triển khai tiêm chủng cho nhóm từ 12-17 tuổi để giúp học sinh có thể nhanh chóng trở lại trường học.
Nhằm chủ động hơn về vắc xin, việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước cũng được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt kết quả ban đầu. Hiện Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm 2 loại vắc xin “made in Vietnam” gồm Nano Covax và Covivac.
Trong cuộc chạy đua với sự biến đổi của virus SARS-Cov-2, thế giới không những cần tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả vaccine mà còn phải nghiên cứu phát triển thêm các loại vắc xin khác nhau nhằm đáp ứng đủ nhu cầu toàn cầu, nhất là ở những quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
Sau khi biến thể Omicron xuất hiện, các hãng dược như Pfizer, Moderna đã nhanh chóng bắt tay vào “cập nhật” vắc xin hiện có để tăng cường hiệu quả đối phó với biến thể mới, nhà sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga cũng sẵn sàng cho ra mắt phiên bản mới của vắc xin này để đối phó riêng với Omicron.
Phản ứng nhanh của các hãng dược phẩm phần nào cho thấy thế giới đã làm chủ được “vũ khí” hữu hiệu nhất trong cuộc chiến với COVID-19.
Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Sydney, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Việc phát triển các dạng vắc xin mới bên cạnh vaccine tiêm truyền thống cũng được đẩy mạnh. Nga đã bào chế loại vắc xin dạng xịt mũi và có thể xuất khẩu vào năm sau. Bồ Đào Nha đang nghiên cứu một loại vắc xin có thể ăn cùng các chất lỏng như sữa chua hoặc nước trái cây.
Một sản phẩm đầy tiềm năng khác, theo nhận định của nhà sinh học cấu trúc Jason McClellan thuộc Đại học Texas (Mỹ), là loại vắc xin dạng miếng dán bắp tay do các nhà khoa học Australia phát triển.
Những hình thức vắc xin mới không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng, mà còn khắc phục những vấn đề trong sản xuất. Các loại vắc xin mới sẽ không cần đến bơm kim tiêm truyền thống, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt tới 2 tỷ ống tiêm để phục vụ chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 vào năm 2022, nhất là ở những nước nghèo.
Hơn nữa, các loại vắc xin tiềm tàng này có thể dễ dàng bảo quản hơn, không đòi hỏi lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp như đối với vắc xin công nghệ mRNA, điều có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia nghèo, khó tiếp cận các thiết bị công nghệ cao.
Chuyên gia Ruben Fernandes, người điều phối dự án vắc xin dạng ăn được ở Bồ Đào Nha, cho rằng mục tiêu của các nhà nghiên cứu là bào chế được loại vắc xin giá thành rẻ và nguồn cung bền vững, giúp các nước nghèo có nhiều sự lựa chọn hơn.
Dịch COVID-19 dự kiến còn diễn biến phức tạp cả trên thế giới và khu vực. Kiểm soát dịch thành công lúc này không phải là không ghi nhận ca bệnh nào mà là để rất ít người phải nhập viện và rất ít người tử vong, điều mà các nhà khoa học cho rằng vắc xin có thể làm được.
Các nghiên cứu khoa học tới nay đều cho thấy dù không phải là tấm lá chắn tuyệt đối, song vắc xin có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ bệnh trở nặng và tử vong ở người mắc COVID-19.
Ví dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh khẳng định vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca làm giảm nguy cơ tử vong do biến thể Delta tới 90%.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Pháp, Trưởng Khoa virus học tại Bệnh viện đại học Rennes, Giáo sư Vincent Thibault khẳng định cho đến nay, sử dụng vắc xin vẫn là biện pháp duy nhất và tốt nhất để có thể chống lại virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể khác. Do đó, việc tiêm chủng vắc xin hay nghiên cứu phát triển vắc xin chắc chắn sẽ tiếp tục được các nước chú trọng trong năm 2022.
Tuy nhiên, để vắc xin phát huy hiệu quả cao nhất, thì mọi người dân trên thế giới cần phải được tiếp cận công bằng và bình đẳng với vắc xin, bởi như cảnh báo của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus: “các nước giàu dù có sở hữu nhiều vắc xin vẫn không thể trở thành những ‘thiên đường an toàn’ nếu như các nước nghèo còn đang vật lộn với dịch bệnh”./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK