Facebook Twitter youtube Tiktok

Sớm khắc phục những điểm yếu nội tại để xuất khẩu sầu riêng bứt phá

Ngành sầu riêng đang tăng trưởng xuất khẩu nhanh, đạt trên 3,2 tỷ USD trong năm 2024, nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu về chất lượng, chuỗi cung ứng và kiểm soát đầu vào. Tại Hội thảo do Báo Tiền Phong tổ chức, các chuyên gia cảnh báo nếu không kịp thời điều chỉnh, ngành hàng này có thể đối mặt với rủi ro mất thị trường.
Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam Kiểm soát vùng trồng, phân bón để giữ vững tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu
Những điểm yếu nội tại cần sớm khắc phục để ngành sầu riêng bứt phá
Chất lượng sầu riêng phản ánh rõ sự thiếu bền vững trong chuỗi cung ứng từ đầu vào đến truy xuất nguồn gốc.

Chất lượng nông sản và những cảnh báo lặp lại

ại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành sầu riêng” do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 10/6 tại Hà Nội, nhiều đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia và doanh nghiệp đã cùng phân tích, làm rõ những vấn đề nổi cộm của ngành hàng đang tăng trưởng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Trong bối cảnh sầu riêng ghi nhận tốc độ xuất khẩu tăng "nóng", mang về kim ngạch ấn tượng hơn 3,2 tỷ USD trong năm 2024 và từng được ví là “trái cây vua”, các ý kiến tại hội thảo cho rằng tăng trưởng nhanh đang bộc lộ nhiều điểm yếu cố hữu, đòi hỏi phải được nhìn nhận và xử lý căn cơ để đảm bảo tính bền vững lâu dài.Những cảnh báo được nêu ra tại hội thảo không phải là cá biệt hay chỉ mới phát sinh gần đây.

Vấn đề chất lượng trong ngành sầu riêng thực chất phản ánh một cấu trúc chuỗi cung ứng chưa đủ bền vững – từ khâu vật tư đầu vào, sản xuất đến kiểm nghiệm và truy xuất nguồn gốc. Đây cũng là bài học lặp lại ở nhiều ngành nông sản khác như chanh leo, chuối, thanh long... khi tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh nhưng thiếu nền tảng kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới nguy cơ mất thị trường khi gặp sự cố.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại là áp lực ngày càng gia tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn. Ông Phạm Văn DNông nghiệp và Môi trường) cho biết, Trung Quốc và nhiều thị trường khác đang siết chặt kiểm soát chất lượng, đặt ra yêu cầu khắt khe đối với sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Thực tế, việc sầu riêng xuất khẩu bị phát hiện tồn dư các chất như cadimi và vàng O đã trở thành bài kiểm tra khắc nghiệt cho toàn ngành. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự tích tụ Cadimi trong đất từ việc lạm dụng phân bón gốc lân như DAP kéo dài nhiều năm, cộng với yếu tố thổ nhưỡng. Trong khi đó, vàng O – một chất nhuộm công nghiệp – vẫn bị sử dụng để làm đẹp màu quả, thúc chín sau thu hoạch. Văn phòng SPS Việt Nam cũng ghi nhận dư lượng cadimi xuất hiện trên nhiều loại nông sản khác. Riêng thị trường EU đã phát đi cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sầu riêng.

Một loạt vấn đề khác cũng được chỉ ra như việc sản xuất chạy theo số lượng khiến chuỗi cung ứng thiếu kiểm soát, vật tư đầu vào chưa được giám sát chặt, nhiều nơi vẫn còn tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng hoặc chứa chất cấm. Ông Trần Việt Hùng, đại diện Cục Quản lý thị trường cho rằng, vật tư bẩn dẫn đến nông sản bẩn – cảnh báo không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị.

Không chỉ vậy, sự lỏng lẻo trong quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói khiến uy tín của cả vùng bị ảnh hưởng nếu một lô hàng vi phạm. Bà Nguyễn Thị Thành Thực – Chủ tịch Auto Agri cảnh báo việc ủy quyền và sử dụng mã số chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí bị sử dụng tràn lan. Bên cạnh đó, năng lực kiểm nghiệm ở nhiều địa phương vẫn còn yếu, thiếu đồng bộ, trong khi hạ tầng như chợ đầu mối, trung tâm kiểm định, kiểm dịch hay thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.

Một điểm đáng chú ý khác là nguy cơ hàng bị trả về từ nước ngoài có thể quay lại tiêu thụ nội địa nếu không có cơ chế kiểm soát rõ ràng. Ngoài ra, thời gian thông quan kéo dài từ 7–10 ngày khiến sầu riêng Việt Nam gặp bất lợi so với các đối thủ như Thái Lan, nơi quy trình này chỉ mất khoảng 2 ngày.

Định hướng giải pháp phát triển bền vững

Trước thực trạng trên, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp căn cơ nhằm nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng và phát triển bền vững ngành hàng. Trong đó, cần xây dựng hệ thống giám sát chất lượng từ vườn trồng, cơ sở đóng gói, mở rộng năng lực kiểm nghiệm đạt chuẩn và tăng cường truy xuất nguồn gốc.

Việc siết chặt quản lý mã số vùng trồng, kiểm soát vật tư đầu vào, đầu tư cho công nghệ vi sinh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu cũng là những yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, cần ban hành chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm vi phạm, công khai kết quả kiểm định và đẩy mạnh minh bạch thông tin. Ý thức bảo vệ mã vùng của người trồng cần được nâng cao, đồng thời xem xét trao quyền sở hữu mã số cho hợp tác xã thay vì doanh nghiệp để tăng trách nhiệm cộng đồng.

Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng cần quy hoạch lại vùng trồng theo hướng tập trung và bền vững, thay đổi tư duy sản xuất, tăng cường liên kết giữa Nhà nước – doanh nghiệp – nông dân, hướng tới nền nông nghiệp có kiểm soát, có đầu tư và đủ khả năng thích ứng với yêu cầu thị trường.

Tóm lại, bài toán phát triển bền vững cho ngành sầu riêng không chỉ nằm ở việc giải quyết các sự cố ngắn hạn mà còn đòi hỏi một chiến lược lâu dài, đồng bộ từ cơ chế chính sách đến hành động cụ thể ở từng mắt xích trong chuỗi giá trị.

HOA BÙI

Tin liên quan

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Tăng tốc cấp mã vùng sầu riêng: Thách thức nằm ở sau cánh cửa thị trường

Việc Trung Quốc phê duyệt thêm hàng trăm mã số vùng trồng sầu riêng cho Việt Nam mở ra cơ hội xuất khẩu lớn nhưng cũng đặt ra thách thức quản lý chất lượng, minh bạch chuỗi cung ứng và đáp ứng yêu cầu hậu kiểm ngày càng nghiêm ngặt.
Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa

Quản chặt mã số vùng trồng để bảo đảm phát triển bền vững ngành dừa

(HQ Online) - Nhằm kết nối các bên trong chuỗi giá trị dừa, hướng tới phát triển bền vững ngành dừa Việt Nam, ngày 13/12, tại Bến Tre diễn ra Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.
Đảm bảo chất lượng cho sự tăng trưởng bền vững của xuất khẩu sầu riêng

Đảm bảo chất lượng cho sự tăng trưởng bền vững của xuất khẩu sầu riêng

(HQ Online) - Chất lượng là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự bền vững cho xuất khẩu sầu riêng. Theo đó, nhiều giải pháp đồng bộ từ quy trình kỹ thuật cho tới chế tài xử phạt đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực triển khai để đảm bảo năng suất, chất lượng của trái sầu riêng xuất khẩu, cũng như đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Tại Diễn đàn Logistics 2025 do Vụ Phát triển Thị trường Nước ngoài – Bộ Công Thương chủ trì diễn ra vào chiều ngày 25/7/2025, các chuyên gia chia sẻ những giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững, ổn định.
63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU

Quy định chống mất rừng (EUDR) của EU sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2026, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về truy xuất nguồn gốc cao su nhập khẩu. Với 63% nguyên liệu đến từ hộ tiểu điền, ngành cao su Việt Nam đối mặt bài toán lớn về minh bạch chuỗi cung ứng – yếu tố quyết định khả năng duy trì thị phần tại thị trường châu Âu.
Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức

Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức

Dự báo xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam trong nửa cuối năm sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể cán đích như năm 2024.
Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%

Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%

ADB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng khu vực do xuất khẩu yếu và bất ổn thương mại, nhưng vẫn giữ nguyên kỳ vọng với Việt Nam ở mức 6,3% nhờ xuất khẩu và dòng vốn FDI tăng.
Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc

Phân bón Cà Mau vừa trở thành doanh nghiệp Việt đầu tiên đạt chuẩn Level One – cấp độ cao nhất trong hệ thống kiểm soát nhập khẩu phân bón của Úc. Thành tựu này giúp urê Việt Nam vươn ra thị trường khó tính với lợi thế miễn kiểm tra, rút ngắn thông quan và giảm chi phí logistics.
Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu cho thấy xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng và động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2025.
Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ

Cảnh báo đỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt trên thị trường Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt hàng hóa nhập khẩu khi Bộ Thương mại nước này vừa khởi động loạt rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây không còn là thủ tục thông thường, mà là cảnh báo đỏ buộc doanh nghiệp phải chủ động ứng phó nếu không muốn đánh mất thị phần.
Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

Doanh nghiệp có tâm lý dè dặt khi xuất khẩu sang Mỹ

Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.
Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Việt Nam, một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đang đối mặt với một nghịch lý đáng lo ngại trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động: chúng ta bán được nhiều gạo hơn nhưng lại thu về ít tiền hơn. Đây là một thực trạng đáng báo động, cho thấy những thách thức sâu sắc trong việc nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên trường quốc tế.
Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%

Giá điều xuất khẩu bật tăng gần 24%

Giá xuất khẩu hạt điều Việt Nam nửa đầu năm 2025 tăng vọt lên 6.805,4 USD/tấn, cao hơn 23,8% so với cùng kỳ, giúp kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD dù sản lượng giảm nhẹ. Diễn biến này cho thấy ngành điều đang chuyển hướng rõ nét sang chiến lược gia tăng giá trị.
Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Tây Ban Nha, Algeria trở thành điểm sáng mới của cà phê Việt

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 5,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng tới 66% về giá trị so với cùng kỳ. Bên cạnh các thị trường truyền thống, hiện nay Tây Ban Nha và Algeria nổi lên là hai điểm sáng tăng trưởng mới, phản ánh hiệu quả của chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Xuất khẩu da giày tăng trưởng hai chữ số

Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đạt trên 14 tỷ USD, tăng hai chữ số so với cùng kỳ. Giày dép chiếm khoảng 12 tỷ USD, tăng 10,1%; nhóm túi xách, vali, ô dù tăng 11,6%. Kết quả này củng cố vị thế của Việt Nam trong top 3 sản xuất và top 2 xuất khẩu da giày toàn cầu.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Tại Diễn đàn Logistics 2025 do Vụ Phát triển Thị trường Nước ngoài – Bộ Công Thương chủ trì diễn ra vào chiều ngày 25/7/2025, các chuyên gia chia sẻ những giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững, ổn định.
Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

Không chỉ xây dựng thành công các trang trại bò sữa ở những vùng đất không thuận lợi, triết lý “mở khóa tự nhiên”, Vinamilk biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế “xanh”, tạo vòng tuần hoàn gắn kết giá trị cộng đồng phát triển bền vững.
Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu

Từng được ví như “công xưởng của thế giới”, ngành sản xuất Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội chuyển đổi từ vai trò gia công đơn thuần sang sở hữu thương hiệu toàn cầu.
TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế

TP.Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về thuế

Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trong tháng cao điểm trên 228 tỷ đồng, trong đó riêng vi phạm về thuế đã chiếm 206 tỷ đồng.
Hải quan khu vực IV tổ chức các hoạt động tri ân tại Hưng Yên, Ninh Bình

Hải quan khu vực IV tổ chức các hoạt động tri ân tại Hưng Yên, Ninh Bình

Tại tỉnh Hưng Yên, đoàn công tác của Chi cục Hải quan khu vực IV đã dâng hương, dâng hoa tại nhà lưu niệm Bác Hồ.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên.
(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Thuế tỉnh Phú Thọ.
(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII

Các thông tin liên quan của Chi cục Hải quan khu vực VII.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
Phiên bản di động