Đảm bảo chất lượng cho sự tăng trưởng bền vững của xuất khẩu sầu riêng
Đẩy nhanh quy trình cấp “hộ chiếu” cho sầu riêng xuất khẩu Xây dựng thương hiệu để nâng tầm xuất khẩu sầu riêng Sầu riêng đột phá xuất khẩu |
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm sầu riêng tại Hội chợ Hàng Việi Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2024. Ảnh: N.H |
Tiềm năng tăng trưởng lớn
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng Việt Nam tăng nhanh, từ mức hơn 71.000 ha năm 2020 lên gần 151.000 ha vào cuối năm 2023. Ước tính, có khoảng 50% diện tích sầu riêng đang cho thu hoạch với sản lượng năm 2023 đạt gần 1,2 triệu tấn. Trong một vài năm tới, khi diện tích cho thu hoạch tăng lên, sản lượng sầu riêng Việt Nam có thể sẽ tăng gấp đôi.
Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng sầu riêng xuất khẩu là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay để sầu riêng Việt Nam đứng vững được trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Trung Quốc, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Thái Lan, Malaysia… |
Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đã đạt khoảng trên 500 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đã đạt tới 2,24 tỷ USD, tăng vọt từ mức chỉ 420 triệu USD của năm 2022.
Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trong năm nay sẽ có thêm khoảng 20% diện tích sầu riêng cho thu hoạch. Bên cạnh đó, nếu như năm ngoái Việt Nam mới chỉ có hơn 400 mã số vùng trồng được Trung Quốc cấp phép thì hiện tại con số này đã tăng lên mức 708 mã số. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán với Trung Quốc để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và đàm phán với Ấn Độ để xuất khẩu sầu riêng tươi. Với các yếu tố thuận lợi này, ông Nguyên cho rằng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể đạt 3 tỷ USD.
Tuy nhiên, ông Mạnh cũng chỉ ra những thách thức đối với cây sầu riêng khi thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam phát triển muộn hơn và phải cạnh tranh trực tiếp từ Thái Lan, Malaysia và một số quốc gia lân cận khác. Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mức độ tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và dư lượng hoá chất của sầu riêng Việt Nam còn nhiều hạn chế; việc tổ chức chuỗi ngành hàng còn rời rạc, thiếu chuyên nghiệp. Do đó, việc tăng trưởng nóng về diện tích trong thời gian ngắn đang tạo ra nhiều rủi ro trong kiểm soát chất lượng, mất cân đối cung - cầu.
Xử lý mạnh tay, không châm trước
Trên thực tế, thời gian qua, phía Trung Quốc đã đưa ra nhiều cảnh báo về những lô hàng sầu riêng không tuân thủ Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với sầu riêng tươi xuất khẩu sang Trung Quốc. Để đảm bảo chất lượng sầu riêng, một trong những điều kiện tiên quyết là sầu riêng phải được thu hoạch đúng "tuổi", không hái non.
Bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cho biết, trước đây, Thái Lan quy định độ bột với trái sầu riêng xuất khẩu là 32%. Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Thái Lan đã nâng quy định về độ bột lên 35% và đang hướng tới một quy định mới là 37%. Theo đó, bà Vy kiến nghị cần có chế tài để đảm bảo nông dân luôn thu hoạch sầu riêng đúng "tuổi". Ai thu hoạch sầu riêng non thì sẽ bị xử phạt. Như tại Thái Lan, đối tượng vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nhiều lần có thể bị phạt tù.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương tiến hành nhiều giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là quy trình kỹ thuật liên quan đến vấn đề giống, cơ cấu giống, quy trình chăm sóc, thời gian thu hoạch cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khác để phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, trước tình trạng tăng trưởng “nóng” về diện tích sầu riêng trong thời gian qua, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch các cây ăn quả chủ lực, những diện tích nào phát triển nóng, không đảm bảo điều kiện sinh thái, điều kiện về nguồn nước có thể sẽ phải chuyển đổi sang loại cây trồng khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo các địa phương duy trì việc giám sát một cách hiệu quả và thực chất để bảo đảm tất cả mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và DN thu mua đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Khi xảy ra vi phạm theo thông báo của nước nhập khẩu hoặc do lực lượng kiểm dịch tại cửa khẩu phát hiện, lập tức lô hàng đó sẽ không được xuất khẩu và mã số vùng trồng đó sẽ bị tạm dừng, đến khi có biện pháp phục hồi và kết quả kiểm tra, đánh giá lại đạt yêu cầu thì mới tiếp tục được xuất khẩu trở lại.
“Trước đây vẫn có sự du di, vi phạm 1-2 lần có thể nhắc nhở, đến lần thứ ba mới yêu cầu truy xuất nguồn gốc và buộc tạm dừng xuất khẩu. Nhưng hiện nay phải áp dụng những biện pháp thật mạnh và không châm trước, cứ vi phạm là xử lý ngay” - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, ngoài 708 mã số vùng trồng đã được cấp, còn gần 800 mã số chuẩn bị được cấp, ước tính chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích sầu riêng của Việt Nam. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ, bài bản chắc chắn sẽ có vấn đề, khi đó các nước nhập khẩu sẽ tăng cường các biện pháp kỹ thuật đối với sầu riêng của Việt Nam, dẫn đến tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh so với các nước khác, từ đó ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics